Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đã có góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp.
Quảng Nam cần nỗ lực hơn trong triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Nghệ An: Đoàn giám sát Quốc hội làm việc về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Lựa chọn trúng và đúng vấn đề giám sát

Hiện nay cả nước đang thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bài 1: Sự vào cuộc của hệ thống chính trị
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát bước đầu việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm.

Thực hiện Nghị quyết số 47/2022/QH15 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (Đoàn giám sát), Đoàn giám sát đã triển khai theo đúng kế hoạch giám sát; tổ chức làm việc trực tiếp với các bộ, ngành; địa phương.

Đoàn Giám sát đã có cách làm phù hợp, khoa học, lựa chọn trúng và đúng vấn đề giám sát là tập trung vào phân tích chính sách và đánh giá tiến trình thực hiện chính sách; xây dựng 17 mẫu đề cương báo cáo gửi các bộ, ngành và địa phương; phân công thành viên Đoàn Giám sát làm Tổ trưởng giúp Đoàn Giám sát làm việc chuyên sâu với các bộ, ngành và địa phương.

Việc Quốc hội tổ chức giám sát ngay khi các Chương trình mục tiêu quốc gia mới bắt đầu triển khai thực hiện đã thúc đẩy Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc. Giám sát đã thể hiện rất rõ quan điểm, nguyên tắc Quốc hội và Chính phủ cùng đồng hành để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nói chung, trong đó có việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng.

Trong quá trình thực hiện giám sát, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách đã chỉ đạo quyết liệt, bố trí nhân sự tham gia thành viên Đoàn giám sát, Tổ giúp việc; Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã có trách nhiệm trong việc xây dựng báo cáo giám sát; phối hợp chặt chẽ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ các Tổ công tác và Đoàn giám sát đến làm việc.

Những con số "biết nói"

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 với mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản.

Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Chương trình được thực hiện trên địa bàn nông thôn của cả nước, bao gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kinh phí thực hiện chương trình được ngân sách nhà nước bố trí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát, kết quả thực hiện các nội dung thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thể hiện qua các tiêu chí đã đạt được như: Có 7.484 xã hoàn thành tiêu chí số 1 về Quy hoạch, đạt 91,5%; 6.670 xã (81,6%) đạt tiêu chí số 2 về giao thông; 7.950 xã (97,2%) đạt tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 7.735 xã (94,6%) đạt tiêu chí số 4 về điện; 6.791 xã (83,1%) đạt tiêu chí số 5 về trường học.

Bên cạnh đó, 6.634 xã (81,1%) đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; 7.813 xã (95,5%) đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 6.979 xã (85,3%) đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư; 6.397 xã (78,2%) đạt tiêu chí số 10 về thu nhập; 6.393 xã (78,2%) đạt tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều.

7.460 xã (91,2%) đạt tiêu chí số 12 về lao động; 6.760 xã (82,7%) đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 7.715 xã (94,4%) đạt tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo; 7.115 xã (87%) đạt tiêu chí số 15 về y tế…

Song song với việc triển khai thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu và trình thủ tướng hành 6 chương trình chuyên đề.

Theo đó, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đến hết tháng 6/2023, đã có 9.852 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên (so với 4.469 sản phẩm năm 2020), trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao. Đồng thời, đã có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là Hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy suất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, các giá trị văn hóa vùng miền, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 24/2021/QH15 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, với tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000.tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng.

Chương trình gồm 7 dự án, kết cấu thành 2 dự án độc lập và 11 tiểu dự án; trong đó có 02 tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư và 11 dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp được thực hiện tại 78 đơn vị thụ hưởng kinh phí. Đến ngày 6/9/2022, Chương trình giảm nghèo bền vững là chương trình đầu tiên trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (16 văn bản).

Tính đến tháng 7/2023, cả nước có 9 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) ban hành chuẩn nghèo đa chiều khác/cao hơn với chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025.

Mặc dù việc triển khai thực hiện chương trình còn gặp một số khó khăn nhất định, song Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong việc vươn lên thoát nghèo, thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm.

Cụ thể, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, mặc dù chưa đạt so với kế hoạch giao là 1-1,5% nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng khá tích cực trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Năm 2022 và ước thực hiện năm 2023 kết quả thực hiện giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 24 của Quốc hội, Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83% vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra là tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5% hằng năm.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,17% (từ 5,2% xuống còn 4,03%), giảm 272.774 hộ nghèo (từ 1.330.148 hộ còn 1.057.374 hộ), đạt mục tiêu kế hoạch là duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm).

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,89% (từ 25,91% xuống còn 21,02%), đạt mục tiêu kế hoạch là giảm trên 3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tại 74 huyện nghèo giảm 6,35% (Đầu kỳ năm 2022 là 44,97%, cuối năm 2022 là 38,62%), giảm 56.041 hộ (từ 431.182 hộ còn 375.141 hộ) đạt chỉ tiêu Chính phủ giao (giảm từ 4%-5%/năm).

Năm 2023, theo báo cáo đánh giá Chương trình sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%).

Dự kiến cuối năm 2023 thêm 9 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu 30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 và Thủ tướng phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 1719/QĐ-TTG ngày 14/10/2021.

Bài 1: Sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo

Với vốn dự kiến thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 137.664,059 tỷ đồng, trong đó, Vốn đầu tư 50.000.tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54.323,848 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 10.016,727 tỷ đồng; vốn vay tín dụng chính sách 19.727,02 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 2.967,207 tỷ đồng.

Chương trình gồm 10 dự án được thực hiện trên địa bàn 51 tỉnh và 23 bộ, ngành chủ trì, tham gia chỉ đạo thực hiên. Đến nay, về ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia cơ bản đã hoàn thành với khối lượng khá lớn.

Cụ thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các bộ, ngành đã ban hành trên 54 văn bản liên quan đến quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình. Trên cơ sở đó bình quân mỗi tỉnh ban hành khoảng từ 40 đến 50 văn bản quản lý, hướng dẫn theo thẩm quyền.

Về các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc vẫn khá tích cực, tỷ lệ nghèo giảm 3.4% (đạt và vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao). Mặc dù lần đầu tiên làm chủ Chương trình mục tiêu quốc gia, xong Ủy ban Dân tộc đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tham mưu, điều phối ban hành các văn bản, nắm bắt tình hình địa phương và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

Tiến gần đến tiêu chuẩn, cách thức hỗ trợ của quốc tế

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương sớm triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ chương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Mặc dù khối lượng văn bản về quản lý, hướng dẫn thực hiện cả 3 Chương trình mà Trung ương phải ban hành là rất lớn (trên 70 văn bản), nhưng đến nay Chính phủ và các bộ, ngành đã cơ bản hoàn thành, làm căn cứ để địa phương cụ thể hóa và triển khai thực hiện.

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện các chương trình đến nay đã được Chính phủ giao về các địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách. Trên cơ sở đó các địa phương trình Hội đồng Nhân dân phân bổ theo quy định.

Đoàn Giám sát ghi nhận, đánh giá cao Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều hoạt động giám sát, nắm bắt kịp thời những vấn đề vướng mắc của địa phương để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.

Cụ thể, Chính phủ đã rà soát, tổng hợp 339 kiến nghị của địa phương và ban hành Công điện 71/CĐ-TTg phân công, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành cơ quan liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, trả lời địa phương và tham mưu, sửa đổi văn bản theo thẩm quyền còn có nhiều vướng mắc.

Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đã có tác động, góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Mặc dù trong nhiệm kỳ này nội dung, yêu cầu đối với việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia rất cao, tiến gần đến tiêu chuẩn, quy trình, cách thức hỗ trợ của quốc tế, trong khi đó, nguồn lực thực tế chưa đáp ứng được theo nhu cầu và lần đầu tiên thực hiện cơ chế 1 Ban chỉ đạo sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, nhưng kết quả giảm nghèo đa chiều theo báo cáo của Chính phủ và các địa phương năm 2022 đạt trung bình gần 2%, hoàn thành và vượt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra; hoàn thành các chỉ tiêu về nông thôn mới.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Đoàn giám sát đã phân tích tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả giám sát bước đầu và báo cáo lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của Đoàn giám sát, đồng tình với nhận định ban đầu về triển khai của Đoàn giám sát đã đi đúng trọng tâm trọng điểm, qua giám sát đã tạo được chuyển biến cả về nhận thức, trách nhiệm và về chỉ đạo thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp tuyển 10.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp tuyển 10.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

10.000 vị trí việc làm được hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong “Ngày hội tuyển dụng, việc làm năm 2024” tại IUH.
Điện Biên: Kỳ lạ cây đa cổ thụ có hàng trăm đàn ong khoái làm tổ, thu hàng tấn mật

Điện Biên: Kỳ lạ cây đa cổ thụ có hàng trăm đàn ong khoái làm tổ, thu hàng tấn mật

Vào mùa lấy mật ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, người dân sẽ bắt gặp hàng trăm tổ ong khoái cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ...
Thêm nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét học bạ năm 2024

Thêm nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét học bạ năm 2024

Theo thống kê, hiện vừa có thêm hơn 20 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ năm 2024.
Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Mè đen hay vừng đen, thực phẩm không hề xa lạ với gia đình Việt. Không chỉ là thực phẩm thơm bùi, mè đen còn sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Hà Nội: Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng thành điểm tập kết phế liệu

Hà Nội: Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng thành điểm tập kết phế liệu

Hàng loạt nhà chờ xe buýt tại Hà Nội đang bị chiếm dụng để bán hàng, là điểm chờ khách của nhiều xe ôm công nghệ, xung quanh là rác thải bủa vây.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Sáng nay (10/5), Bộ Y tế dẫn thông tin của Cục y tế dự phòng gửi báo chí về việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca cũng như khuyến cáo tới người dân.
Quảng Bình: Người dân miền núi khó khăn về nguồn nước sạch sinh hoạt

Quảng Bình: Người dân miền núi khó khăn về nguồn nước sạch sinh hoạt

Tại Quảng Bình hiện có hàng chục nghìn hộ dân khu vực miền núi và một số bộ phận người dân vùng ven biển đang rất khó khăn về nguồn nước sạch.
Hà Nội: Quận Bắc Từ Liêm sẽ xây dựng 4 công viên mới

Hà Nội: Quận Bắc Từ Liêm sẽ xây dựng 4 công viên mới

UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 2455/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.
Cải cách tiền lương: Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ năm 2025

Cải cách tiền lương: Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ năm 2025

Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Thời tiết hôm nay ngày 10/5/2024: Vùng núi Bắc Bộ có dông, nguy cơ mưa đá và sạt lở đất

Thời tiết hôm nay ngày 10/5/2024: Vùng núi Bắc Bộ có dông, nguy cơ mưa đá và sạt lở đất

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/5/2024: Mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ở khu vực vùng núi Bắc Bộ
Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2024: Mưa rào và dông vài nơi, sóng biển cao

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2024: Mưa rào và dông vài nơi, sóng biển cao

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2024, ở Bắc Biển Đông có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông đến Đông Nam cấp 3-4; riêng phía Đông Bắc cấp 4-5. Sóng cao 2,0-3,0m.​​​​
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa, trưa chiều trời nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào, dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tạo thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách

Tạo thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Lào, Campuchia có giám đốc quốc gia mới

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Lào, Campuchia có giám đốc quốc gia mới

Ngân hàng Thế giới đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc quốc gia mới của Việt Nam, Campuchia và Lào, từ ngày 1/5.
Vụ bác sĩ hôn mê vì bị kính rơi: The Coffee House nói gì?

Vụ bác sĩ hôn mê vì bị kính rơi: The Coffee House nói gì?

Sự cố kính rơi ở The Coffee House số 1 Thái Hà đã khiến một số khách hàng và nhân viên bị thương ở các mức độ khác nhau.
Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Doanh nghiệp kinh doanh vàng có bị ảnh hưởng?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Doanh nghiệp kinh doanh vàng có bị ảnh hưởng?

Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua bán vàng là tốt và cần thiết, nhưng vẫn khó khả thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép?

Chiều 9/5, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin chính thức về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép.
Hà Nội sắp triển khai dự án đường sắt đô thị đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai?

Hà Nội sắp triển khai dự án đường sắt đô thị đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai?

UBND TP. Hà Nội chuẩn bị lựa chọn nhà thầu hỗ trợ kỹ thuật dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai...
Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé trong dịp hè 2024

Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé trong dịp hè 2024

Trong giai đoạn hè, từ ngày 15/5/2024, đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé hấp dẫn.
Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước...
Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định: IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận

Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định: IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận

Liên quan đến vụ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định, thông tin về vấn đề này Công ty IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận.
Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản thông báo thu hồi lô thuốc điều trị ung thư não, nhập khẩu từ Đức.
TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Tối 8/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã tiếp nhận 19 sinh viên sống tại TP. Hồ Chí Minh với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược đã nhận được thông báo về đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động