18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW:

Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung bước đầu phát huy hiệu quả. Cần có những thể chế rõ ràng về liên kết vùng để thúc đẩy toàn vùng phát triển.
Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới

Liên kết vùng bước đầu phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội

Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định.

Mục tiêu của Chính phủ là xây dựng vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
GRDP tỉnh Quảng Nam tăng trưởng cao nhờ vai trò quan trọng của Khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó Thaco Trường Hải đã góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô cơ khí Việt Nam (Ảnh: Sản xuất tại Thaco Trường Hải)

Để thực hiện các mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định, quy chế, chỉ thị nhằm tổ chức, vận hành và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm, trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và các địa phương thuộc vùng Duyên hải miền Trung cũng đã đồng thuận thành lập bộ máy tổ chức vùng Duyên hải miền Trung; Thành lập được Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Các địa phương thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, tổ chức thực hiện liên kết phát triển tiểu vùng và vùng theo 6 lĩnh vực trọng tâm; phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để đánh giá thực trạng, bàn giải pháp về liên kết phát triển vùng.

Từ những liên kết bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội các thành viên trong vùng. Đặc biệt là những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế.

Trong giai đoạn 2001-2019, tốc độ tăng GRDP bình quân toàn vùng luôn được duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm). Trong đó, Thành phố Đà Nẵng tăng trung bình 12,05%/năm; GRDP Quảng Nam tăng trung bình 11,58%/năm. Tỉnh Quảng Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào vai trò quan trọng của khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó khu phức hợp ô tô Chu Lai Trường Hải đã góp phẩn phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam, tạo ra một số sản phẩm công nghiệp có giá trị lớn, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng bình quân 9,7%/năm. Tỉnh Quảng Ngãi có GRDP tăng trưởng 11,19%/năm, nhờ vào đóng góp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ năm 2009. Tỉnh Bình Định có tốc độ tăng trưởng khoảng 8,73%/năm.

Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
GRDP của các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2001 - 2019 tăng bình quân 10,25%/năm (Ảnh: Một góc thành phố Đà Nẵng)

Vẫn còn nhiều hạn chế trong liên kết vùng

Mặc dù đã có những kết quả bước đầu, tuy nhiên, thực tiễn phát triển cho thấy kinh tế của vùng chưa bền vững, quy mô nền kinh tế vùng còn tương đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế Việt Nam. Quy mô GRDP toàn vùng chiếm 7,09% GDP cả nước (năm 2019). Đóng góp kinh tế của vùng trong nền kinh tế quốc gia chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng kinh tế động lực. Một số địa phương tuy có số thu ngân sách lớn, tăng trưởng theo các năm nhưng về cơ bản kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với trung bình của cả nước. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, cơ cấu chuyển dịch chậm, chưa rõ nét…

3/5 địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có thu ngân sách điều tiết về ngân sách trung ương gồm Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, các thỏa thuận liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung còn mang tính hình thức, hành chính, chưa có phối hợp thực chất. Liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch còn yếu và thiếu hiệu quả. Các hoạt động liên kết theo ngành, lĩnh vực sản xuất chưa phát huy hiệu quả. Kết nối về đầu tư còn rời rạc, chưa có cơ chế thống nhất, nhất là trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. kết nối về đào tạo và sử dụng lao động chưa có trọng tâm, chưa đáp ứng quy mô của vùng. kết nối về khoa học, công nghệ, thông tin truyền thông còn khiêm tốn. Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu chung. Nguồn lực phục vụ các hoạt động còn hạn chế.

Cần có thể chế rõ ràng về liên kết vùng với cơ chế điều phối đủ mạnh

Đại diện lãnh đạo các địa phương cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Nhóm tư vấn, Tổ điều phối vùng cho rằng hiện chưa có thể chế rõ ràng về liên kết vùng với cơ chế điều phối đủ mạnh, rõ ràng để Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng phối hợp hiệu quả.

Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng sau một thời gian đầu hoạt động hiệu quả thì ngày càng rời rạc, bộc lộ những khó khăn, hạn chế, chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao như mục tiêu đề ra.

Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Ngày 01/7, tại tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra Hội nghị Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” (Ảnh: Cảng Chu Lai, tỉnh Quảng Nam)

Thiếu cơ chế có hiệu quả và hiệu lực để triển khai các cam kết hợp tác và liên kết; thiếu cơ chế tài chính cho hoạt động liên kết vùng; và thiếu một cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan điều phối trong vùng. Cơ chế chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa các địa phương khi có nguồn thu, chi phí từ các hoạt động liên kết chưa được Luật hóa, hiện Luật Ngân sách Nhà nước phân cấp cho mỗi địa phương nguồn thu và nhiệm vụ chi dẫn tới cạnh tranh giữa chính quyền các địa phương trong việc “thu hút”, “lôi kéo” các dự án đầu tư, hạ tầng để phát triển địa bàn mình nhằm tăng thu, thay vì liên kết để cùng hưởng lợi. Với hình thức liên kết tự nguyện, do thiếu quy định pháp lý về chia sẻ lợi ích cho ngân sách mỗi tỉnh dẫn tới giảm động cơ liên kết, phối hợp.

Các Thỏa thuận hợp tác/Khung hợp tác/Tầm nhìn chiến lược liên kết vùng, tiểu vùng thiếu cụ thể, chưa đề cập tới. Việc chỉ dừng ở thỏa thuận mà không được nâng lên thành hợp đồng kinh tế, có tính ràng buộc về lợi ích và trách nhiệm cụ thể hoặc đưa vào nghị quyết Hội đồng nhân dân.

Góp phần hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 02/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, đồng thời tìm ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu nhằm giải quyết nút thắt phát triển của khu vực Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, ngày 01/7 tới, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW sẽ phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới”. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết và đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trì Hội nghị.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Tối 17/4/2024, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Việc phát triển cây dưa lưới theo hướng công nghệ cao đã đem đến cho vùng đất xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có nhiều đổi thay.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nam kỳ vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú.
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung vì phát hiện hang động.
Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Trong năm 2023, Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS)
Sóc Trăng: Dốc sức đưa cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực

Sóc Trăng: Dốc sức đưa cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực

Với tầm nhìn chiến lược, tỉnh Sóc Trăng đang dốc sức triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết tâm đưa Trần Đề vươn tầm cảng cửa ngõ khu vực.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná (Ninh Thuận) được quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng lượng tàu cập cảng bán cá và tránh trú bão.
Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cùng tham gia kích cầu thu hút du khách, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch năm 2024.
Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp chủ lực, đây được ví như các “thỏi nam châm” thu hút các công ty lớn rón vốn đầu tư.
Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin đặt ở trung tâm TP. Vinh (Nghệ An) được làm bằng đồng, cao 3,6m nặng 4,5 tấn, là biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước Việt - Nga.
Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Sở Du lịch, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Sáng nay (16/4), HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20, kỳ họp sẽ xem xét quyết định 13 nội dung.
Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Lào Cai vừa ký quyết định phê duyệt mô hình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.
Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió (Khánh Hoà), ngành đường sắt tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để chờ khắc phục, tránh ùn ứ.
TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh không thực hiện các công tác trên lưới có cắt điện, làm mất điện khách hàng liên tục trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động