Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh

Chiến dịch Tây Nguyên được xem là đòn chiến lược then chốt mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Đà Nẵng: Học sinh tái hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ Cây nêu trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Thắng lợi của chiến dịch đã mở ra thời cơ trực tiếp để quân và dân ta tiến lên thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Hồi tưởng về những ngày kháng chiến, Đại tá Lê Văn Lan - nguyên Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 - không khỏi bồi hồi xúc động. 46 năm về trước, ông Lan là chiến sĩ Đại đội 3 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320) tham gia truy kích địch trên đường 7 (nay là quốc lộ 25). Ông Lan nhớ lại: Đêm 16/3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên ra lệnh cho Sư đoàn 320 tham gia truy kích, ngăn chặn, bao vây, tiêu diệt Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy rút chạy khỏi Pleiku theo đường 7 tại Cheo Reo (nay là thị xã Ayun Pa). Nhận được lệnh, Trung đoàn 48 lập tức cơ động, chuẩn bị phương án tiến công thị xã Cheo Reo.

Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh
Đại tá Lê Văn Lan (bên trái) và đồng đội đã cùng kề vai sát cánh trong chiến dịch Tây Nguyên

Từ Đắk Lắk, Trung đoàn 48 được lệnh bằng mọi cách phải hành quân chiếm lĩnh trận địa trong thời gian ngắn nhất. Ôtô không có, biện pháp duy nhất lúc này là cắt rừng chạy bộ. Suốt một ngày đêm ròng rã, rạng ngày 17/3/1975, đại đội của ông đã vào chiếm lĩnh trận địa. Một ngày sau đó, biết quân ta đã tiếp cận đường 7 và đang chốt chặn, chúng tăng cường độ rút chạy, đồng thời tổ chức lại lực lượng để chống trả. Một trong những vị trí ác liệt nhất là điểm chốt đèo Tô Na, nếu không giải tỏa được chốt là tắc đường chạy, địch dùng xe tăng, thiết giáp và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công ác liệt, đồng thời gọi máy bay ném bom vào phía sau đội hình quân ta.

Quê hương giải phóng, đất nước Nam - Bắc quy về một mối, trong những câu chuyện của Đại tá Lan và đồng đội không thể thiếu ký ức chiến dịch Tây Nguyên và hình bóng những đồng đội đã ngã xuống vì đất nước.

Quyết không để địch chạy thoát, các chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám chốt, bẻ gãy tất cả các đợt xung phong của địch khiến đội hình của chúng phải nghẽn lại. Trong lúc này, tại thị xã Cheo Reo, nơi đội hình địch đang dồn ứ trong các căn cứ, cuộc chiến đấu cũng diễn ra rất quyết liệt. Hiểu rằng đã đến bước đường cùng, địch dựa vào công sự, vật cản ra sức chống cự. Tuy nhiên, sự kháng cự tuyệt vọng của chúng không ngăn được sức tiến công vũ bão của ta.

Nửa đêm 18/3/1975, hầu hết các mục tiêu trong tiểu khu Cheo Reo đều bị tiêu diệt. Ta hoàn toàn làm chủ thị xã. Đến đây, quân địch thực sự rơi vào thế vỡ trận. Xe tăng, thiết giáp hàng ba, hàng tư chen lấn nhau, mạnh ai nấy vượt. Cầu Ơi Nu không chịu nổi sức nặng của những khối thép chen chúc đã đổ sụp. "Lúc đó, đơn vị chúng tôi đang làm đường ở quận Thuần Mẫn (nay thuộc huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) phải hành quân thần tốc để đến được thị xã Hậu Bổn (tỉnh Phú Bổn dưới chế độ cũ, nay là thị xã Ayun Pa). Băng rừng, cơ động trong đêm tối, đường đi hiểm trở nhưng với quyết tâm cao chạy đua với xe cơ giới của địch, nhiều chiến sĩ bàn chân bỏng rộp bật máu nhưng vẫn nén đau tiến về phía trước" - Đại tá Lê Văn Lan kể lại.

Đại tá Lê Văn Lan cho biết, với những trận đánh liên tiếp, táo bạo và tốc chiến, đến đêm 19/3/1975, Sư đoàn 320 đã cơ bản tiêu diệt quân địch tháo chạy ở Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, trong đó diệt 775 tên, bắt sống 5.590 tên, gọi hàng và ra trình diện 7.225 tên, phóng thích hàng vạn tên địch…

Sau 8 ngày bị ta truy kích, toàn bộ tập đoàn quân tháo chạy của địch trên đường 7 chỉ còn khoảng 5.000 tên chạy về tới Tuy Hòa. Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng. Thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam đã bắt đầu.

"Những chiến tích này được lưu trong lịch sử Sư đoàn 320. Mỗi khi nhớ lại, tôi đều thấy tự hào vì mình được tham gia trận chiến cuối cùng, đánh đuổi địch rút khỏi tỉnh Gia Lai" - Đại tá Lê Văn Lan xúc động.

Chứng kiến sự "thay da, đổi thịt" của đất nước, Đại tá Lê Văn Lan đặt kỳ vọng vào thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thay cha ông xây dựng đất nước. "Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi người sẽ có vai trò, trách nhiệm khác nhau với dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay được học hành đến nơi đến chốn, được tiếp xúc với công nghệ thông tin để mở mang tri thức. Vì thế, dẫu sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tôi luôn mong mỏi người trẻ vẫn mạnh mẽ, vững vàng và sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần" - Đại tá Lê Văn Lan chia se

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 5 đơn vị nghệ thuật tại Hà Nội sẽ biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã địa bàn thành phố.
Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời người Dao Thanh Y (Quảng Ninh) chính là lễ cấp sắc cho nam giới.
Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Thời gian qua hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được Việt Nam đặc biệt quan tâm triển khai và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Ngày 14/5/2024, tại Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã diễn ra Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển".
Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Quyết định kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 tại một số địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, để phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách.
Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Hội thảo Văn hoá 2024 - Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao sẽ diễn ra vào ngày mai (12/5), tại tỉnh Quảng Ninh.
Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Philippines trong giai đoạn 2024-2029 góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa cấp phép tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu, tỉnh Bình Định, trên diện tích 300m2.
Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 12/5.
Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Lễ hội cầu mưa được tổ chức từ ngày 6 - 8/4 hàng năm (tức 13-15/5/2024), tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh đặt trong Thế Tổ Miếu ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhắc lại kỷ niệm ghi lại những khoảnh khắc đời thường, bình dị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá, Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng không khỏi bồi hồi, xúc động.
Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ năm nay được tổ chức ngày 11/5/2024 (tức 4/4 âm lịch) tại đền Đồng Cổ, số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tái hiện sinh động, giàu cảm xúc qua nghệ thuật xiếc, qua đó đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ.
Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ngõ Đồng Xuân là địa chỉ được nhiều người Hà Nội, khách du lịch hay những kiều bào về thăm quê tìm đến để thưởng thức những món ăn mang đậm phong cách Hà Thành.
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được thể hiện giàu cảm xúc qua các tác phẩm mỹ thuật đang được giới thiệu rộng rãi tới công chúng Thủ đô.
Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Ngày 4/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 phục vụ tuyển sinh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được gấp rút triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Du khách được mua bán, trao đổi, chế biến món ăn, thưởng thức tiếng khèn, say sưa giữa khúc hát sli, lượn… tại phiên chợ “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng".
Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024, tiếp tục góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt, hình ảnh, du lịch Việt với tới bạn bè quốc tế.
Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Thông qua Triển lãm “Họa màu - Dân gian”, LaToa Indochine đã giới thiệu, quảng bá nhiều tác phẩm tranh sơn mài độc đáo đến với du khách.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động