Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 24/9, tại TP Cần Thơ, diễn ra hội thảo “Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Đối thoại: Hợp lực để chuyển đổi nông nghiệp bền vững đồng bằng sông Cửu Long Bộ Công Thương kết nối thương mại điện tử Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức.

4.	Hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề bức thiết ở đồng bằng sông Cửu Long
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề bức thiết ở đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, nếu nhìn tổng thể đồng bằng sông Cửu Long với cặp mắt tích cực hơn, từ những điều sẵn có chúng ta có thể "biến hóa" thành có nhiều hơn nữa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bởi vậy, đồng bằng sông Cửu Long cần chuyển sang trạng thái, cách tiếp cận tích cực hơn.

Câu chuyện thích ứng với biến đổi khí hậu là chuyện của đồng bằng chứ không phải chuyện riêng lẻ của từng tỉnh trong vùng. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tập trung để tăng tỷ trọng trong vực thuỷ sản và cây ăn trái, giảm lúa gạo. "Chúng ta có một chương trình hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long từ Ngân hàng thế giới và chúng ta phải tư duy từ gói hỗ trợ này, địa phương sẽ được gì, đồng bằng sông Cửu Long được gì? Chúng ta cần phải mở rộng tư duy", ông Lê Minh Hoan nói.

2.	Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững; đồng thời nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bà Carolyn Turk, với Nghị quyết 120 của Chính phủ được ban hành năm 2017, Việt Nam đã đạt được một cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy để hướng tới mô hình “chủ động sống chung với thiên nhiên".

Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới của đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng tôi nhận thấy đã bắt đầu có chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng - từ quy mô nông hộ nhỏ và quan điểm của tỉnh sang liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng; từ quan điểm ngành ngắn hạn sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tổng hợp. Nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và chương trình tổng thể chuyển đổi nông nghiệp vùng”, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.

Cũng theo bà Carolyn Turk, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý phát triển một dự án mới ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước và xây dựng sinh kế nông nghiệp trong thời kỳ biến đổi khí hậu. “Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ thông qua việc huy động kiến thức hiện đại, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu của các bạn”, bà Carolyn Turk nói.

Hiện tại, WB đã triển khai hỗ trợ nhiều dự án tại đồng bằng sông Cửu Long, điển hình như chuyển đổi mô hình sinh kế mùa lũ nâng cao thu nhập cho nông dân tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp gồm: Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự tạo điều kiện sản xuất, lựa chọn được các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu để cho người dân có thêm thu nhập, đảm bảo ổn định và an sinh xã hội trong mùa lũ.

Tại cống kiểm soát, điều tiết mặn, ngọt Vũng Liêm đặt tại lòng sông Vũng Liêm, thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Công trình này nằm trong tiểu dự án kiểm soát nguồn nước thích ứng biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) do WB tài trợ. Cùng với các công trình khác ở địa phương, cống Vũng Liêm góp phần tiêu úng kiểm soát mặn ngọt cho gần 28.500ha đất nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân hai tỉnh này.

3.	Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam giới thiệu với Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan về báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của WB vừa công bố.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam giới thiệu với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan về báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của WB vừa công bố.

Tại Hội thảo, WB công bố cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp”. Chuyển sang trồng lúa carbon thấp sẽ có tiềm năng cao nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này.

Theo báo cáo, lúa gạo, mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam và được trồng trên hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp, chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê-tan.

Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp người nông dân quy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 đến 10%; đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20-30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%.

Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này cũng sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. Những cách tiếp cận như vậy đã được thí điểm thành công trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Ông Benoît Bosquet, Giám Đốc Khu vực về Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á -Thái Bình Dương nói rằng: “Những phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả. Nếu chúng ta có thể mở rộng quy mô trên toàn ngành nông nghiệp, nó sẽ giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050”.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.
Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, Việt Nam đã ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm các nước, quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến thương mại nhằm kết nối đưa sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh vào hệ thống phân phối trong cả nước và xuất khẩu
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 về việc cấp giấy phép thành lập Quỹ Việt Nam xanh và công nhận Điều lệ Quỹ.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Nhờ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, đến nay, diện mạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều thay đổi.
Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đang được các đối tác thể hiện mạnh mẽ trong dự án ForwardFarming
Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phiên chợ OCOP 4.0, đưa các sản phẩm OCOP nổi bật của huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) lên sóng livestream ngày 31/8 đã thu hút hơn 5 triệu lượt xem.
Soi

Soi 'sức khỏe' của doanh nghiệp nông nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp nông nghiệp chỉ bằng 0,62% tổng doanh thu của hệ thống doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng doanh nghiệp nông nghiệp còn rất khiêm tốn.
Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Hiện, tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu của khu vực Tây Nguyên và cả nước về chuyển đổi số, tăng tốc ứng dụng nông nghiệp thông minh.
Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt trên 110 tỷ đồng.
Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hải Dương hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh...
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Để ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển cần bắt nguồn từ người dân. Họ phải sống tốt với cây luồng, cây vầu, khi đó mới đảm bảo được vùng nguyên liệu
Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.
Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Chiều 14/8, diễn ra Tọa đàm trực tuyến phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.
Bài 1: Vì sao sống ở

Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Dù có tiềm năng lớn trong phát triển tre, luồng, nhưng cây trồng này vẫn chưa giúp người dân vùng đồng bào dân tộc tại nhiều địa phương trở nên giàu có.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, lo ngại thiếu nguyên liệu thủy sản cuối năm, ngày 8/8/2023, Bộ Nông nghiệp đã có công văn chỉ đạo vấn đề này.
Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát Công điện khẩn về việc khẩn trương thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU.
Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết vùng không chỉ giúp doanh nghiệp, HTX nắm bắt thị trường mà còn đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới hệ thống phân phối.
Sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người, làm rõ trách nhiệm của địa phương

Sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người, làm rõ trách nhiệm của địa phương

Vị trí vụ sạt lở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) là đồi trồng sầu riêng trên đất rừng phòng hộ. Cục Lâm nghiệp nhận định việc này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương
Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Rừng và môi trường rừng là hệ sinh thái mở. Phát triển hệ sinh thái rừng, kinh tế rừng cần phải thay đổi cách tiếp cận.
Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả vẫn còn không ít khó khăn.
TP. Cần Thơ: Độc đáo dâu Hạ Châu

TP. Cần Thơ: Độc đáo dâu Hạ Châu

Ở huyện Phong Điền - thủ phủ du lịch sinh thái của TP. Cần Thơ, dâu Hạ Châu như một điểm nhấn độc đáo trên vùng đất nhiều cây ngọt trái lành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động