Chuyên gia chỉ ra 10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Địa phương 17/03/2023 20:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung |
Còn tư duy “kinh tế địa phương” lấn át tư duy “kinh tế vùng"
Tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng chiều 17/3, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế - Tài chính, Thành viên Hội đồng chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã chỉ ra nhiều hạn chế của trong phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định).
![]() |
TP. Đà Nẵng đang là 1 trong 2 địa phương của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được áp dụng cơ chế đặc thù |
Theo TS. Cấn Văn Lực, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh, đối ngoại; có tiềm năng lớn về khoáng sản, năng lượng, kinh tế biển và du lịch. 2/5 địa phương của vùng là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang được áp dụng cơ chế đặc thù. Vùng cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vùng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế lớn như quy mô kinh tế nhỏ, GRDP/người, mật độ kinh tế và năng suất lao động còn thấp; hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; du lịch, kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng; quy mô năng lực doanh nghiệp còn nhỏ…. Nhất là vai trò hạt nhân, đầu tàu, dẫn dắt chưa rõ nét, chưa có địa phương nào thật sự phát huy vai trò “hạt nhân”, có sức lan tỏa toàn Vùng.
Nguyên nhân của những tồn tại này đến từ xuất phát điểm của vùng thấp, hệ thống thể chế chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của vùng. Bên cạnh đó, chưa có quy hoạch thay thế Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vì thế, hầu hết các chỉ tiêu chung của vùng giai đoạn 2016 – 2020 chưa đạt; chưa có chính sách, cơ chế đủ mạnh, hiệu quả để để tạo đột phá cho Vùng và các địa phương (mới có một số cơ chế, ưu đãi cho Đà Nẵng, Huế). Ngoài ra, các địa phương trong vùng còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt, còn tồn tại tư duy “kinh tế địa phương” lấn át tư duy “kinh tế vùng”. Thực tế thời gian qua cho thấy, liên kết Vùng bị động, chưa mang tính tổng thể (mới chỉ là phép cộng cơ cơ học, lỏng lẻo; hoạt động của Ban chỉ đạo, Hội đồng điều phối Vùng hầu như chưa phát huy; còn mâu thuẫn, xung đột lợi ích).
![]() |
TS. Cấn Văn Lực gợi ý vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể tiên phong trong tăng trưởng xanh để tạo đột phát kinh tế - xã hội cho toàn vùng và phát triển bền vững |
10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, TS. Cấn Văn Lực đề xuất 10 giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Theo TS. Cấn Văn Lực, cần nhanh chóng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thay thế quy hoạch năm 2014. Quy hoạch mới này phải thống nhất với Quy hoạch phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tầm nhìn 2045 như tại NQ 26/NQ-TW ngày 3/11/2022; phù hợp với Quy hoạch từng Tỉnh; hệ thống chỉ tiêu khoa học, phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tư vấn của Hội đồng Vùng.
Đáng chú ý, TS. Cấn Văn Lực đặt vấn đề có nên chăng phân lại, mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, bổ sung thêm một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tiềm lực kinh tế mạnh; số lượng 7-9 tỉnh.
Song song với đó, thể chế hóa cơ chế liên kết Vùng, có hệ thống chỉ tiêu về liên kết vùng như liên kết về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, phát triển công – nông nghiệp - dịch vu, nguồn lực, liên kết nội vùng và với các vùng lân cận…
Với tiềm năng lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể tiên phong trong tăng trưởng xanh. Lấy phát triển kinh tế biển gắn với công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái vào và nông nghiệp sinh thái làm động lực tăng trưởng; cân bằng 3 yếu tố kinh tế - xã hội với văn hóa và môi trường.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù (tạo nguồn thu để lại cho ngân sách địa phương, tỷ lệ điều tiết về trung ương; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa); thí điểm hình thức thu hút đầu tư, kinh doanh mới; tiếp tục tạo cơ chế và môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, quốc tế.
Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và gắn kết liên vùng. Đồng bộ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa, phát triển hệ thống logistics kết nối thuận tiện với cảng biển, sân bay, hệ thống nhà xưởng, bến bãi thúc đẩy lưu thông, xuất khẩu....
Ngoài ra, cơ cấu lại và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; Đa dạng các nguồn ực tài chính cho phát triển kinh tế Vùng như ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn vay ưu đãi, và đề xuất thành lập Quỹ phát triển vùng; Tạo đột phá về thu hút nhân lực chất lượng; cải cách thủ tục, bộ máy hành chính của mỗi địa phương, kết hợp với hoàn thiện cơ chế, chế tài điều phối Vùng hiệu quả; Ưu tiên phát triển nhân lực, dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học công nghệ chất lượng cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng ở Nghệ An đang ở mức rất cao

Bà Phạm Thị Phương Hạnh giữ chức Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình

Thanh Hóa: Sẽ thay thế, điều chuyển cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình

Lào Cai: Thúc đẩy du lịch vào 3 huyện Bảo Yên - Bắc Hà - Si Ma Cai
Tin cùng chuyên mục

Đắk Nông: Cứu cháu đuối nước, cả 2 bà cháu tử vong

TP. Hải Phòng: Khởi công Dự án xây dựng Khu nhà ở cho khoảng 10.000 công nhân viên

Tỉnh Quảng Ninh: Cứu sống cháu bé lạc mẹ, rơi xuống sông Ka Long

2 xe khách va chạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, ít nhất 5 người thương vong

Vụ Phó Chủ tịch huyện đòi nhà thầu “chung chi”: Thành lập tổ xác minh

TP. Hồ Chí Minh: Khu công nghệ cao hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Đà Nẵng: Thực hiện 21 chương trình, dự án bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Chính thức hợp long cầu Vĩnh Tuy 2, thông xe trước 2 tháng 9

Đìu hiu phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Tỉnh Quảng Ninh: Gần 2.000 vị trí công tác được chuyển đổi kể từ năm 2019

Đà Nẵng: Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thành phố chưa thực sự hiệu quả

Gia Lai: Hơn 400 đoàn viên thanh niên ngành điện “Đồng hành với khách hàng mùa nắng nóng”

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

TP. Hải Phòng: 446 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Quảng Ninh: Xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở trên núi Bài Thơ xong trước ngày 10/6

Người đưa ảnh giả về khách sạn giữa vịnh Hạ Long có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau chỉ đạo “nóng” vụ Phó Chủ tịch huyện đòi chung chi

TP Hải Phòng: Yêu cầu tất cả các chủ hộ gia đình mở lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2
