Cuộc sống mới của người Đan Lai

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư

Người Đan Lai trước đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nghèo đói, lạc hậu. Nhưng bây giờ, cuộc sống đã đổi thay và đang tự tin hòa nhập với cộng đồng
Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 1: “Giải cứu” người Đan Lai

Điểm sáng trên những bản làng

Ông Lương Viết Tùng - Trưởng phòng dân tộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cho biết, trong tổng số 146 hộ dân tộc thiểu số Đan Lai sinh sống trên thượng nguồn Khe Khặng đến nay đã di chuyển được 64 hộ. Từ năm 2007, tại điểm tái định cư số 1, Bản Kẻ Gia, xã Thạch Ngàn, đã di chuyển 42 hộ dân trong vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát ra tái định cư và thành lập mới bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn đã ổn định sản xuất và cuộc sống cho đồng bào tái định cư. Tại điểm tái định cư số 2, từ năm 2019 Bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn đến nay đã di chuyển hoàn thành tổng cộng 35 hộ dân ra ở khu tái định cư.

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư
Người dân Đan Lai hiện nay đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm lúa nước, làm ngô...

Đến nay, cơ sở hạ tầng, tổ chức ổn định sản xuất, đời sống cho các hộ tại bản Cò Phạt, bản Búng, xã Môn Sơn. Trước đó, vào năm 2002, Huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện tổ chức lồng ghép các chương trình để hỗ trợ giống, cây con và hướng dẫn bà con trồng lúa, ngô, vừng... hỗ trợ tổ chức ổn định sản xuất, đời sống cho các hộ đồng bào Đan Lai ra ở tại 2 bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn.

Sau hai cuộc di cư lịch sử từ bản Cò Phạt và bản Khe Khặng (xã Môn Sơn) đến nơi tái định cư xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông vào năm 2008, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, đến nay cuộc sống của đồng bào Đan Lai đã bước sang trang mới. Tại các điểm tái định cư, đồng bào Đan Lai được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, cấp đất sản xuất.

Mới đây, chúng tôi có dịp đến thăm bản Cửa Rào, xã Môn Sơn. Dẫn chúng tôi vào các khu tái định cư, ông Ngân Văn Trường – Phó chủ tịch xã Môn Sơn cho biết: “Sau gần 20 năm về khu tái định cư Cửa Rào, cuộc sống của người dân Đan Lai có nhiều đổi khác. Từ 20 hộ ban đầu, đến nay, bản Cửa Rào đã có 36 hộ với 152 khẩu, cuộc sống của người dân đã ổn định, con cái được học hành đầy đủ. Sự thay đổi thể hiện không chỉ trong đời sống kinh tế mà trong cả nhận thức, tư duy. Từ lúc chỉ biết vào rừng săn thú, xuống suối bắt cá, qua gần 20 năm định cư ở bản Cửa Rào, đồng bào Đan Lai đã thành thạo trồng lúa nước, trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều hộ khá lên nhờ buôn bán tạp hóa, dịch vụ máy xay xát hay đi làm công nhân ở dưới xuôi…”.

Bí thư bản Cửa Rào, xã Môn Sơn Nguyễn Văn Dần cũng chia sẻ với chúng tôi: "Trước đây, người dân có tâm lý ỷ lại, cứ chờ sự trợ cấp của Nhà nước. Việc tự trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm hay để chăm lo cho bữa ăn hàng ngày là câu chuyện xa lạ với họ. Về sau, bà con có nuôi gà, lợn nhưng cũng chỉ thả rông phó mặc cho thiên nhiên. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con trồng lúa nước, chăn nuôi...".

Ấn tượng nhất về việc đổi thay nhận thức, tập quán và ý chí vươn lên là lá đơn của những người Đan Lai xin thoát nghèo. Cách đây mấy năm, bà La Thị Nguyệt ở bản Cửa Rào xã Môn Sơn đã nộp đơn lên UBND xã xin thoát khỏi hộ nghèo. Bà Nguyệt chia sẻ, “Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều. Ra khỏi hộ nghèo rồi không còn được hỗ trợ phân bón, giống cây, không còn được cấp gạo... Nhưng tôi muốn làm gương cho con cái. Ba đứa con gái đã lấy chồng, đứa mô cũng nghèo và mình không muốn chúng cứ nghèo mãi…”.

Gia đình bà La Thị Nguyệt là điển hình làm kinh tế với mô hình chăn nuôi trâu bò và trồng lúa, ngô ở bản Cửa Rào. Người đàn bà có nước da ngăm đen, đôi mắt sáng đặc trưng của người Đan Lai cho biết: “Vẫn còn khó khăn lắm, nhưng so với trước đây, cuộc sống của bà con giờ khá hơn rất nhiều. Gia đình tôi nuôi được 5 con trâu, 4 con bò, còn thêm gà lợn, trồng được 4 sào lúa với hoa màu. Từ khi ra đây, có nhà cửa đẹp hơn, có điện, trẻ em được đi học. Mừng nhất là lớp trẻ người Đan Lai giờ tiến bộ rồi, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống, trai gái không lấy nhau quanh quẩn trong bản như trước đây mà dựng vợ, gả chồng với các dân tộc khác trên địa bàn…”.

Những người “đuổi” cái nghèo

Từ cuộc sống hái lượm, sản xuất tự nhiên, người Đan Lai đã có kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, lợn nuôi nhốt như xã Thạch Ngàn. Người dân các điểm tái định cư và ngay cả các hộ còn ở vùng lõi Pù Mát đã biết sản xuất lúa nước tăng từ 1,5 đến 3 tấn/ha. Từ khai thác lâm sản theo tự nhiên, nay đã biết trồng rừng nguyên liệu, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế vườn như trồng rau, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư
Bà La Thị Nguyệt ở bản Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đã nộp đơn lên UBND xã xin thoát khỏi hộ nghèo

Trưởng bản Bá Hạ xã Thạch Ngàn - ông Vi Văn Hiếu cho biết: “Trước đây, người Đan Lai quanh năm thiếu đói; phải ăn sắn, củ nâu, măng rừng… thay cơm. Nay chỉ thiếu chừng 5-6 tháng thôi”.

Theo tiếu chí nghèo đa chiều thì nhiều tiêu chí đã được cải thiện do cuộc sống của người Đan Lai đã có điện, đường, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, học sinh được đi học…

Trao đổi với phóng viên, ông Lô Thanh Huấn - Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông cho biết, “Người Đan Lai ở các bản tái định cư, đã có 13-14 người đi xuất khẩu lao động, khoảng 30 người đi làm thuê ở các công ty ngoại tỉnh, nhiều hộ ở nhà đã biết đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập...”.

Trên con đường nhựa dẫn từ trung tâm xã Thạch Ngàn đến bản tái định cư Thạch Sơn uốn lượn quanh các dãy núi, là những vạt keo của người Đan Lai mới trồng.

Theo ông Lô Thanh Huấn, ban đầu người dân chưa quen với tập tục canh tác, nhưng nay họ đã thích nghi, biết trồng lúa nước và trồng rừng. Ở các bản làng, đời sống vật chất người Đan Lai đang từng bước được nâng lên.

Tại khu tái định cư bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn, gia đình ông La Hồng Thám đã mở cửa hàng tạp hóa buôn bán, trồng 4ha keo, chăn nuôi hơn 10 con lợn, 7 con trâu bò. Hay tại bản Bá Hạ, gia đình ông Lê Văn Điệp siêng năng, chịu khó làm ăn. Hiện ông Điệp đã có 6ha keo, 6 con lợn, 11 con trâu bò. 3 người con của ông Điệp cũng đã hết học và đi làm ăn xa. Ngay tại bản Búng, bản Cò Phạt thuộc vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát cũng đã có nhiều hộ Đan Lai mở quán bán hàng tạp hóa và thu mua măng nhập về dưới xuôi.

Hiện nay, nhiều diện tích lúa ở vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát đã cho 60 tạ/ha, ngô chừng 39-42 tạ/ha. Nhiều hộ dân Đan Lai nơi đây đã mua sắm máy cày đa chức năng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiên phong trong việc sắm máy cày phục vụ sản xuất là hộ ông La Văn Lá ở bản Cò Phạt.

Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, ngay khi đón các hộ dân Đan Lai ở bản Cò Phạt, bản Khe Khặng về nơi định cư mới, Đảng ủy xã Thạch Ngàn đã thành lập các tổ công tác, phân công đảng viên, cán bộ đoàn thể bám cơ sở, giúp đỡ từng hộ dân ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó còn có các tổ chỉ đạo sản xuất trực tiếp hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho bà con trồng ngô, trồng lúa, trồng rau và các loại cây ăn quả tại vườn. Một số hộ còn năng động đào ao thả cá, tận dụng triền đồi trồng các loại cây, làm chuồng để nuôi gà, nuôi ngan...

Ông Hoàng Sỹ Kiện, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: “Dẫu còn khó khăn nhưng bà con Đan Lai đều nhận thấy nơi ở mới thuận tiện hơn nhiều so với nơi ở cũ, từ đường giao thông, điều kiện chăm sóc y tế đến chuyện học hành của con cái hay phát triển kinh tế. Do vậy, bà con an cư lạc nghiệp, đoàn kết, gắn bó với đồng bào các dân tộc nhằm xây dựng cuộc sống mới tại khu tái định cư”.

Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản tái định cư thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn đã có rất nhiều đổi mới. Thậm chí, ngay tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, đời sống vật chất, tinh thần của tộc người này đã có những chuyến biến tích cực. Trong những niềm vui mới đang đến với bà con Đan Lai thì hủ tục hôn nhân cận huyết, tảo hôn đã gần như được xóa bỏ; nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ, nhiều người Đan Lai cũng đã đi ra khỏi rừng để trở thành những công nhân.

Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động