Đại biểu Quốc hội kiến nghị quan tâm nhiều hơn tới đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 28/10/2022 - 10:57
Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai): Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Hà Đức Minh cho biết, những năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ưu đãi tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn.
Sự quan tâm đó giúp giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng dần qua từng năm.
![]() |
Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai) |
Theo đại biểu Hà Đức Minh, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội của tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt, đa phần các đối tượng các xã bị tác động bởi Quyết định số 861 đều là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách đã ban hành để bảo đảm an sinh xã hội và khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn các xã đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 861, đặc biệt là các xã có tỷ lệ của người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đến hết giai đoạn 2021 - 2025.
Đối với việc phát triển thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Chính phủ giao vốn sự nghiệp cả giai đoạn để các địa phương chủ động. Đồng thời đề nghị Quốc hội nghiên cứu cho phép thực hiện cơ chế riêng đặc thù về việc bố trí vốn sự nghiệp thủ tục đầu tư, giải ngân, chuyển nguồn đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng không thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Đầu tư công. Do đây là chương trình có ý nghĩa chính trị to lớn, cũng như có rất nhiều yếu tố về đặc thù với số lượng cơ quan chủ quản yêu cầu lồng ghép nguồn vốn, đối tượng và các địa bàn triển khai.
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn): Quan tâm đến vấn đề hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân khẳng định: Mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
![]() |
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) |
Tuy nhiên, có một thực tế mà trong khi người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang dần quen với việc tìm đến bác sĩ, đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị bệnh thì giờ cơ hội cho điều đó thật khó. Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế có ghi số người tham gia bảo hiểm y tế tại một số nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế giảm.
Nguyên nhân là do Quyết định 861 ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Quyết định 612 ngày 16/9/2021 Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có khoảng 2,1 triệu người là vùng là đồng bào vùng dân tộc thiểu số giảm, không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm y tế trước đây được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm do thoát khỏi huyện nghèo, người đồng bào vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn khu vực 2, khu vực 3 giai đoạn 20212025.
Từ mong mỏi của cử tri, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân tiếp tục kiến nghị Chính phủ các giải pháp:
Một là, chỉ đạo thực hiện rà soát kỹ lưỡng, chính xác, có đánh giá chi tiết, cụ thể để thấy được người dân khu vực III, khu vực II giờ là khu vực I có cuộc sống đã thật sự hết nghèo, hết khó chưa? Nhà nước không cần hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế, người dân có thể tự đóng bảo hiểm y tế, tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho một lượt khám ngoại trú là 500.000 đồng; cho một lượt nội trú là 4 triệu đồng hay không?
Hai là, yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được Thủ tướng kết luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022.
Đại biểu Hoàng Thị Đôi (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La): Đẩy nhanh tiến độ giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia
Theo đại biểu Hoàng Thị Đôi, đồng bào cử tri và Nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất vui mừng, rất kỳ vọng về 3 chương trình mục tiêu Quốc gia được ban hành. Tuy nhiên, hiện nay 3 chương trình mục tiêu quốc gia triển khai rất chậm. Tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển của 3 chương trình đến hết tháng 9/2022 ở mức rất thấp, chiếm 2,86%. Đến nay, vẫn còn thiếu nhiều văn bản của Bộ, ngành để hướng dẫn địa phương thực hiện.
![]() |
Đại biểu Hoàng Thị Đôi (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La) |
Việc chậm ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn và chậm phân bổ vốn cho Chương trình đã tác động đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo, người yếu thế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hầu hết các địa phương đều đánh giá việc thực hiện hai quyết định đã có tác động ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Trong đó, có một số chính sách có ảnh hưởng khó khăn, bất cập rất lớn như: hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo, chính sách thu hút, ưu đãi cán bộ công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và nhiều chính sách khác.
Trước thực tế trên, đại biểu Hoàng Thị Đôi cho rằng, cần có lời giải thích rõ ràng, thỏa đáng hơn, rõ trách nhiệm hơn và có những giải pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn, lời động viên cụ thể đến đồng bào, cử tri về sự chậm trễ nêu trên và kịp thời chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của đồng bào.
Đại biểu đề nghị đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành sớm ban hành đồng bộ các văn bản phân bổ vốn kịp thời, đầy đủ để triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu Quốc gia; nghiên cứu, tổ chức đánh giá và sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập ở địa phương khi triển khai áp dụng thực hiện Quyết định số 861 và Quyết định 612.
Tin mới nhất

Phú Thọ xác định "dân vận khéo" vùng dân tộc thiểu số chính là góp phần Bảo vệ nền tư tưởng của Đảng

Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Bắc Kạn: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Tin cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Du lịch tạo sức bật cho nền kinh tế hàng hóa ở vùng cao Yên Minh (Hà Giang)

Hà Nội: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu

Nới chính sách để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa tại Lâm Đồng

Bắc Giang: Phát triển du lịch cộng đồng để tạo sinh kế cho người dân

Lâm Đồng: Phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối 2 huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa

Đưa văn bản quy phạm pháp luật gắn với cuộc sống đồng bào dân tộc

Nhiều nỗ lực trong bảo tồn di sản văn hóa tại Lâm Đồng

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển

Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Đắk Lắk: Hỗ trợ 2 buôn phát triển du lịch cộng đồng

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Phát huy tinh thần yêu nước của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc

Đắk Lắk cần quan tâm đến giáo dục vùng dân tộc thiểu số
