Đắk Lắk: Phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã thuần nông Cư DliêM’nông
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ sáu, 11/11/2022 - 18:58
Là một xã thuần nông của huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk), xã Cư DliêM'nông có 2.601 hộ gia đình với 11.449 khẩu nhưng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm tới 42%. Trong suốt thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ nhân dân và triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo phù hợp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Cư DliêM'nông không ngừng được cải thiện, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên công tác giảm nghèo hiện nay ở xã Cư DliêM'nông còn gặp khá nhiều khó khăn trong tiến trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hằng năm xã Cư DliêM'nông đã chủ động xây dựng các phương án hỗ trợ và giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể cho các Chi bộ, Ban tự quản ở các khu dân cư, tiến hành rà soát, tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp và kịp thời. Cùng với đó còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho nhân dân không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, phải xây dựng ý chí nỗ lực vươn lên thoát nghèo, tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.
![]() |
Xã Cư Dliê M'nông (huyện Cư M'gar) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Ảnh: Đỗ Lan |
Thời gian qua, xã Cư DliêM'nông đã chủ động thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho hộ nghèo, nhất là đối với đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Theo đó, từ năm 2017 đến nay, xã Cư DliêM'nông đã phối hợp hỗ trợ, xây dựng mới 17 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho các hộ nghèo với số tiền hơn 700 triệu đồng; vận động, kết nối trao tặng hơn 5.000 suất quà cho các hộ nghèo trị giá hơn 3 tỷ đồng; tín chấp cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vay hơn 16,8 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho 17 lao động tham gia xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời hỗ trợ, trao sinh kế cho đồng bào xây dựng các mô hình giảm nghèo phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian qua xã Cư DliêM'nông còn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay điện, đường, trường, trạm trên địa bàn xã tương đối đồng bộ, nhiều công trình phúc lợi xã hội khác được đầu tư xây dựng hỗ trợ tích cực cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân. Cùng với đó là việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng đa canh, đa con với những cây, con giống có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, địa phương cũng đã tích cực hoạt động hỗ trợ về vốn, như Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cư DliêM'nông với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc giúp hội viên làm chủ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Để hoạt động giảm nghèo đi vào chiều sâu, mang tính bền vững, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cư DliêM'nông đã vận động hội viên, nhất là hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", chủ động thay đổi tư duy trong sản xuất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất. Hội vận động thành lập mới và duy trì các mô hình góp vốn xoay vòng để giúp hội viên phát triển kinh tế.
![]() |
Người dân xã Cư DliêM'nông đã thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", chủ động thay đổi tư duy trong nuôi trồng, sản xuất. Ảnh: Huyền Thảo |
Đến nay, so với mặt bằng chung của huyện, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Cư DliêM'nông vẫn còn ở mức cao, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn xã hiện còn 183 gia đình thuộc diện hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,9% và 89 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,4% so với tổng số hộ trên địa bàn.
Thời gian đến, bên cạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ phù hợp để hạn chế tái nghèo, xã Cư DliêM'nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong quần chúng nhân dân để giảm nghèo bền vững. Từ đó chung tay, góp sức cùng chính quyền địa phương từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
Tin mới nhất

Mùa Xuân "no ấm" từ kinh tế rừng

Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển du lịch cộng động tại huyện Krông Nô

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

"Điểm sáng" trong bức tranh kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Đắk Lắk: TP. Buôn Ma Thuột hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Đắk Nông: Công nghiệp và thương mại năm 2022 tăng trưởng khá

Đắk Lắk: Triển khai kế hoạch bình ổn thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Hà phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp bền vững

Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông

Đắk Lắk: Lan tỏa phong trào khởi nghiệp tại huyện biên giới Buôn Đôn

Điện Biên: Đa dạng giải pháp nâng cao năng lực chế biến nông sản

Đắk Lắk: Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Xúc tiến thương mại chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh cho các Hợp tác xã

Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Tỉnh Hà Tĩnh: Lan toả hơn nữa thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Huyện Bắc Mê ra mắt sản phẩm du lịch “Về với địa chỉ đỏ - Căng Bắc Mê”

Chư Mom Ray - xanh thẳm đất rừng biên giới

Cargill Việt Nam “bắt tay” cùng CARE International phát triển nông nghiệp bền vững tại Đắk Lắk

Gia Lai: Cuộc sống mới ở vùng tái định cư xã Đak Smar

Cây cà phê, cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Sơn La

Điểm sáng phong trào phụ nữ giảm nghèo bền vững ở vùng cao huyện Bắc Hà

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
