Gia Lai: Cận cảnh hiện trường vụ phá rừng tại huyện Kông Chro
Địa phương 26/02/2023 16:18 Theo dõi Congthuong.vn trên
Gia Lai: Liên tục phát hiện nhiều vụ phá rừng tại một huyện Gia Lai: Hàng trăm gốc chanh leo và sầu riêng bị phá hoại |
Liên quan đến vụ phá rừng tại Tiểu khu 792 thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Hiện tại, cơ quan chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, xác định đối tượng vi phạm và hoàn tất thủ tục để khởi tố vụ án.
![]() |
Hiện trường cho thấy vụ phá rừng đã diễn ra trong một thời gian khá dài. |
Như thông tin trước đó, Báo Công Thương đã đưa, trong quá trình tuần tra kiểm soát diện tích rừng quản lý, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de phát hiện 125 cây gỗ bị khai thác trái phép tại tại khoảnh 7, khoảnh 10, tiểu khu 792 thuộc địa giới hành chính xã Sơ Ró, huyện Kông Chro.
Tuy nhiên, qua kiểm đếm thực tế tại hiện trường, có 149 cây gỗ gồm các chủng loại: Bằng lăng, Căm xe, Xương cá bị cưa hạ trái phép, tổng khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 32m3. Phần lớn gỗ đã được tẩu tán, chỉ còn lại bìa gỗ, cành nhánh cây.
![]() |
Tổng khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 32m3. |
Qua trao đổi với P.V, Ông Lê Văn Thủy-Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de (Gia Lai), cho biết: Chúng tôi quán triệt rõ ràng, có vụ việc gì xảy ra là phải báo cáo kịp thời cho lãnh đạo công ty, để công ty biết xử lý và báo cáo cho lãnh đạo cấp trên. Nhưng nhiều khi nghĩ rằng người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vào lấy gỗ làm nhà nên chủ quan và lơ là trong công tác kiểm tra.
Quan sát thực tế các dấu vết hiện trường cho thấy, vụ việc phá rừng trái pháp luật này đã diễn ra trong thời gian khá dài, số lượng cây bị cưa hạ rất lớn.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng bước đầu đã xác định được đối tượng vi phạm là người tại địa phương, việc cưa hạ cây để lấy gỗ làm nhà. Số gỗ tang vật mà các đối tượng mang về nhà cũng đã được xác định. Tuy nhiên, trong vụ việc này, chủ rừng đã buông lỏng quản lý, không phát hiện và ngăn chặn kịp thời khiến rừng bị xâm hại nặng nề.
![]() |
Phần lớn gỗ đã được tẩu tán, chỉ còn lại bìa gỗ, cành nhánh cây.. |
Chia sẻ về hướng xử lý vụ phá rừng, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) Võ Nguyên Nam, cho biết: Sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật, vụ việc này đủ yếu tố để khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật. Riêng đối với công ty lâm nghiệp Kông H’de trước mắt huyện sẽ chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm giám đốc cũng như các cán bộ liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
“Vụ việc đến mức khởi tố vụ án và huyện đã giao Hạt Kiểm lâm huyện tiến hành các bước thủ tục theo quy định.” - Chủ tịch UBND huyện Kông Chro nói thêm.
![]() |
![]() |
![]() |
Qua kiểm đếm thực tế tại hiện trường, có 149 cây gỗ gồm các chủng loại: Bằng lăng, Căm xe, Xương cá bị cưa hạ trái phép. |
Bên cạnh đó, UBND huyện Kông Chro yêu cầu Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de tăng cường kiểm tra, truy quét ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng trên lâm phần được giao quản lý; bố trí lực lượng chuyên trách phối hợp với UBND các xã thường xuyên chốt chặn đẩy, đủi người dân không cho vào lâm phần để chặt hạ cây rừng.
Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Ban Giám đốc, đồng thời Ban Giám đốc có trách nhiệm kiểm điểm cá nhân có liên quan vì không phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời vụ khai thác rừng trái pháp luật.
Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho cấp ủy chính quyền các xã Sró, xã Đăk Kơ Ning, Ya Ma và thị trấn Kông Chro chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường liên xã, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vị vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn.
![]() |
Cơ quan chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, xác định đối tượng vi phạm và hoàn tất thủ tục để khởi tố vụ án phá rừng tại tiểu khu 792. |
Tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước. Thời gian gần đây, tình trạng xâm hại rừng từ việc lấn chiếm đất rừng đến khai thác rừng trái phép tại địa phương này chưa vẫn có chiều hướng giảm.
Việc có rất nhiều hộ dân sinh sống, canh tác liền kề rừng cũng gây áp lực không nhỏ đến các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Cùng với việc nâng cao ý thức cho người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thì việc tạo sinh kế, nâng cao đời sống hơn nữa cho họ là giải pháp căn cơ để giữ rừng bền vững.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù
