Hỗ trợ kết nối việc làm cho 100 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 14/11/2022 - 14:38
Hà Nội: Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố Quyết định 1719: “Đòn bẩy” làm thay đổi vùng dân tộc thiểu số xứ Thanh |
Ngày 14/11, tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, với sự tham gia của đại diện 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
![]() |
Hội nghị được nghe đại diện Cục Việc làm giới thiệu về Tiểu dự án 3, thuộc Dự án 4 về hỗ trợ việc làm bền vững. Theo đó, Tiểu dự án 3 hướng tới việc cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Mục tiêu đến năm 2025, sẽ có 100% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Tối thiểu 100 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công.
Dự kiến, tổng vốn đầu tư thực hiện tiểu dự án khoảng 2.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 1.950 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 550 tỷ đồng và nguồn huy động khác khoảng 110 tỷ đồng.
Đại diện Cục Việc làm cho biết, trong quá trình triển khai dự án, một số vấn đề cần được tổ chức, triển khai thực hiện như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin, tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm; thu thập, phân tích dự báo thị trường lao động và hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động.
Mỗi người lao động tìm được việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) sẽ được hỗ trợ định mức tối đa 400 nghìn đồng. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành giá dịch vụ giới thiệu việc làm thì được thực hiện theo giá cụ thể áp dụng tại các trung tâm dịch vụ việc làm.
![]() |
Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm - phát biểu tại hội nghị |
Hội nghị cũng được nghe đại diện Cục Quản lý lao động nước ngoài giới thiệu về Tiểu dự án 2, thuộc dự án số 4 về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tiểu dự án 2 nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nội dung dự án triển khai hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại diện của 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc sẽ có những thảo luận, đưa ý kiến, giải đáp các khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Tin mới nhất

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng
Tin cùng chuyên mục

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc
