Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lào Cai ban hành kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2023 Lào Cai: Phát triển Chương trình OCOP gắn với sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai nhằm hướng đến xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc.

Thành phố Lào Cai. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)
Thành phố Lào Cai. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)

Phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực

Theo phê duyệt, phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên 6.364 km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện.

Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc, phù hợp với quan điểm, chủ trương phát triển chung của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của vùng và cả nước.

Quy hoạch phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để tỉnh Lào Cai phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện.

Bố trí không gian phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, bền vững trên cơ sở tập trung phát triển: Một trục động lực, hai cực phát triển, ba vùng kinh tế, bốn trụ cột phát triển kinh tế và thực hiện năm nhiệm vụ trọng tâm để khai thông, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Lào Cai phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đối ngoại; nâng cao nhanh và bền vững năng lực cạnh tranh dựa trên thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp hàng hóa là động lực; trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam-Trung Quốc.

Đến năm 2030, phấn đấu GRDP bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai đứng trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có GRDP bình quân đầu người cao của cả nước; thu nhập bình quân đầu người đứng trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao của cả nước; trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt trên 10%/năm.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: nông, lâm thủy sản 7,7%, công nghiệp-xây dựng 50,6%, dịch vụ-thương mại 36%...

GRDP bình quân đầu người đạt trên 260 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt trên 145 triệu đồng.

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hàng năm thời kỳ 202-2030 đạt trên 7,5%/năm.

Đến năm 2050, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển, là một trung tâm phát triển của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước; là trung tâm kết nối quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN và châu Âu với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại và tích hợp.

Kinh tế Lào Cai phát triển theo hướng chủ đạo là sáng tạo, xanh, sạch; một trong những trung tâm hoạt động văn hóa lớn ở vùng Tây Bắc với các thế mạnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của vùng đồng bào các dân tộc; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa

Theo phương hướng phát triển, tỉnh Lào Cai phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá, từng bước trở thành ngành kinh tế chủ đạo, là động lực phát triển kinh tế-xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, cạnh tranh được với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực, đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch quốc gia và quốc tế.

Phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm quốc tế; xây dựng Y Tý (Bát Xát), Bắc Hà trở thành khu du lịch đặc sắc hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia.

Phát triển khu vực Bảo Hà (Bảo Yên)-Tân An (Văn Bàn) trở thành trung tâm du lịch văn hóa tín ngưỡng cấp vùng và quốc gia.

Ưu tiên đầu tư, khai thác, phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Khai thác hiệu quả vai trò cầu nối, liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Xây dựng tối thiểu 3 khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp casino. Xây dựng sản phẩm du lịch xanh, thông minh, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao.

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành một trung tâm logistics lớn và quan trọng hàng đầu của cả nước, là trung tâm giao thương kết nối các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam-Trung Quốc, châu Âu, trong đó hạt nhân là khu hợp tác kinh tế qua biên giới; là khu kinh tế phát triển đa ngành, lĩnh vực; có năng lực tập trung, điều phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ logistics chi phí thấp; xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, khu logistics, cảng cạn, chợ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại tại khu vực các cửa khẩu; kết nối liên hoàn với cao tốc Hà Nội-Lào Cai là trục kết nối, tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai là động lực tăng trưởng, tuyến đường thủy biên giới trên sông Hồng và Cảng hàng không Sa Pa là lực đẩy phát triển.

Đồng thời, Lào Cai tập trung chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tổ chức phát triển nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị nông sản; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp đi đôi với nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu nông sản địa phương.

Phát huy lợi thế so sánh của địa phương để phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực.

Gắn kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa với công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tạo nền tảng cho ổn định xã hội, an sinh xã hội, nâng cao mức sống dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từng bước phát triển nông nghiệp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng nông nghiệp hàng hóa.../.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sẽ lãng phí các dự án điện gió, mặt trời được đầu tư mà chưa khai thác

Sẽ lãng phí các dự án điện gió, mặt trời được đầu tư mà chưa khai thác

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới.
Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Chiều 1/6 tại kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về vấn đề chống lãng phí trong việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Sau phiên thảo luận tại hội trường sáng nay 1/6, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng thời gian qua.
Công bố Quyết định nghỉ hưu với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Công bố Quyết định nghỉ hưu với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Ngày 31/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định nghỉ hưu cho Thứ trưởng Trần Quốc Khánh.
Bộ trưởng Tài chính lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?

Bộ trưởng Tài chính lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?

Giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã lý giải vì sao 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân sách không dùng vào việc khác?

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Mở rộng đối tượng giảm thuế VAT sang lĩnh vực ô tô

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Mở rộng đối tượng giảm thuế VAT sang lĩnh vực ô tô

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng việc mở rộng chính sách giảm thuế VAT sang mặt hàng ô tô sẽ giúp thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đại biểu Quốc hội: Ngành giáo dục cần có giải pháp trước vấn đề bạo lực học đường

Đại biểu Quốc hội: Ngành giáo dục cần có giải pháp trước vấn đề bạo lực học đường

Vấn đề bạo lực học đường và các giải pháp khắc phục được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 31/5.
Đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ bất thường để tháo gỡ cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ bất thường để tháo gỡ cho doanh nghiệp

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu, đại biểu Quốc hội sẵn sàng làm thêm giờ, họp thêm kỳ họp bất thường để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng tái tạo cần một chính sách đồng bộ.
Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030

Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030

Sáng 1/6 thảo luận tại hội trường đại biểu Tạ Đình Thi chỉ ra 4 thách thức lớn trong thực hiện chuyển dịch năng lượng, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
Đại biểu Quốc hội: "Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu"

Đại biểu Quốc hội: "Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu"

Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 1/6, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim nêu tình trạng bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu.
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai ngay các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Làm rõ thêm về chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Triển khai chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn 1 số vấn đề cần làm rõ.
Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các đối tác Hà Lan và Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo.
Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Hiện tượng cán bộ sợ sai làm "nóng" Nghị trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế.
Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Nhận định thực tế mức lương của cán bộ công chức vẫn thấp, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thu nhập thế giới?
Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội: Lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, lương của sĩ quan chuyên lái xe tăng chưa bằng một nửa lái xe Grab trong một tháng, như vậy rất thiệt thòi cho họ.
Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Chính phủ thành lập Ủy ban điều tra vụ trực thăng rơi tại Vịnh Hạ Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định thành lập “Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay” đối với máy bay trực thăng Bell 505 rơi tại Vịnh Hạ Long.
Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar

Siêu bão Mawar đã khiến hàng nghìn người ở các khu vực ven biển Philippines đã phải sơ tán, trường học phải đóng cửa, các chuyến bay bị tạm dừng.
Đề nghị Bộ Công an làm rõ dấu hiệu lừa đảo của bảo hiểm nhân thọ

Đề nghị Bộ Công an làm rõ dấu hiệu lừa đảo của bảo hiểm nhân thọ

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Công an từ các đơn tố cáo và dư luận phản ánh, xác minh làm rõ có hay không dấu hiệu lừa đảo khách hàng của bảo hiểm nhân thọ.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng: Doanh nghiệp đang bị “knock out” ngay trên sân nhà

Đại biểu Hoàng Đức Thắng: Doanh nghiệp đang bị “knock out” ngay trên sân nhà

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Doanh nghiệp đang bị knock out ngay trên sân nhà.
Đại biểu Trần Thị Vân: Nhà ở xã hội chỉ bán được từ 12-17%

Đại biểu Trần Thị Vân: Nhà ở xã hội chỉ bán được từ 12-17%

Phát biểu tại hội trường sáng 31/5, đại biểu Trần Thị Vân cho biết hiện Bắc Ninh có gần 2.000 căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân nhưng chỉ bán được từ 12-17%.
Đại biểu Quốc hội trăn trở về hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%

Đại biểu Quốc hội trăn trở về hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%

Các đại biểu Quốc hội đều băn khoăn, trăn trở về việc hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5%.
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn: Vì sao “căn bệnh” sợ trách nhiệm lan rộng?

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn: Vì sao “căn bệnh” sợ trách nhiệm lan rộng?

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn đặt câu hỏi tại sao trước đây không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý, sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện?
Đại biểu muốn mặc áo dài nhưng Quốc hội quy định mặc Comple

Đại biểu muốn mặc áo dài nhưng Quốc hội quy định mặc Comple

Phát biểu tại Hội trường sáng 31/5, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị cần thay quy định mặc Comple thành áo dài truyền thống trong hội nghị, khai mạc Quốc hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động