
Xăng dầu tiếp tục giảm giá, xăng E5RON92 bán dưới 19.000 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 8/5, tại thị trường trong nước xăng dầu tiếp tục giảm giá lần thứ hai liên tiếp. Cụ thể: Xăng E5RON92 giảm 377 đồng/lít, giá bán không cao hơn 18.777 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 407 đồng/lít giá bán không cao hơn 19.179 đồng/lít.
Cùng đó, giá dầu diesel giảm 550 đồng/lít, giá bán không cao hơn 16.809 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 623 đồng/lít, giá bán không cao hơn 16.941 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 665 đồng/kg, giá bán không cao hơn 15.533 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút.
Thị trường thế giới lúc 6h sáng nay (giờ Việt Nam), giá dầu Brent ở mốc 61,60 USD/thùng, tiếp tục giảm 0,84%, tương đương giảm 0,52 USD/thùng. Tương tự, giá dầu WTI ở mốc 58,69 USD/thùng, giảm 0,63%, tương đương giảm 0,37 USD/thùng.
Cả hai loại dầu cơ bản đều đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm vào tuần này sau khi OPEC+ quyết định tăng tốc độ tăng sản lượng.

Từ ngày 5/5 xăng dầu giảm giá, RON95-III bán 19.586 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 5/5, tại thị trường trong nước xăng dầu đồng loạt giảm giá. Cụ thể: Xăng E5RON92 giảm 84 đồng/lít, giá bán không cao hơn 19.154 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 52 đồng/lít giá bán không cao hơn 19.586 đồng/lít.
Cùng đó, giá dầu diesel giảm 165 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.359 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 151 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.564 đồng/lít; dầu mazut giảm 326 đồng/kg, giá bán không cao hơn 16.198 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút.
Trên thị trường thế giới, lúc 6h sáng nay (giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 56,15 USD/thùng, giảm 2,14 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 59,21 USD/thùng, giảm 2,08 USD/thùng.
Theo tính toán của Reuters, mức tăng sản lượng trong tháng 6 của 8 thành viên OPEC+ sẽ nâng tổng mức tăng trong 3 tháng, kể từ tháng 4, lên 960.000 thùng/ngày, tương ứng với việc nới lỏng 44% mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày.

Hà Nội đón gần 900.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Trong 5 ngày nghỉ lễ (30/4 - 4/5/2025), Hà Nội ước đón khoảng 875.200 lượt khách, tăng gần 19% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, có 136.190 lượt khách quốc tế (tăng hơn 55%) và 739.000 lượt khách nội địa (tăng gần 14%). Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 3.150 tỷ đồng, tăng hơn 25%.
Ước tính kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch đạt khoảng 69,67%, tăng 9,27% so với cùng kỳ năm 2024.
Các điểm đến đông khách như Lăng Bác, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc… đều đảm bảo tốt an ninh, trật tự, vệ sinh và không xảy ra vi phạm. Ngoài ra, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khu vui chơi… đều ghi nhận lượng khách và doanh thu tăng mạnh.
Những con số ấn tượng trên cho thấy sức hút ngày càng lớn của du lịch Thủ đô, đồng thời khẳng định hiệu quả của các hoạt động quảng bá, kích cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Hà Nội.

Tàu Thống Nhất về ga TP.HCM: Hồi tưởng khoảnh khắc non sông liền một dải
Tàu Thống Nhất về ga TpHCM: Hồi tưởng khoảnh khắc non sông liền một dải!

Tái hiện một TP. Hồ Chí Minh hào hùng và hoa lệ qua câu chuyện đặc biệt của vị khách nước ngoài
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, hòa cùng không khí kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP Hồ Chí Minh khoác lên mình sắc màu rực rỡ của hòa bình, đoàn kết và phát triển. Những tuyến phố được trang hoàng cờ hoa, các công trình được chiếu sáng lung linh như một bản hòa ca tự hào về hành trình 50 năm xây dựng và hội nhập.
Tái hiện một TP. Hồ Chí Minh hào hùng và hoa lệ qua câu chuyện đặc biệt của vị khách nước ngoài.
Thành phố mang tên Bác – nơi khởi đầu của bao khát vọng – hôm nay bừng sáng không chỉ bởi ánh đèn rực rỡ, mà còn bởi tinh thần yêu nước, lòng tri ân với quá khứ và quyết tâm hướng tới tương lai. Từ quảng trường, công viên, đến các khu phố, đâu đâu cũng thấy dấu ấn của một đô thị hiện đại, sống động và đa sắc – minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của một thành phố từng trải qua chiến tranh nhưng đã vươn mình vững vàng trên con đường phát triển.
50 năm sau ngày thống nhất, đã trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học lớn của cả nước, là nơi hội tụ của những đổi thay vượt bậc. Dưới góc nhìn của nhiều du khách nước ngoài, thành phố không ngừng chuyển mình, bắt nhịp với xu hướng toàn cầu, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc truyền thống. Người dân nơi đây – bằng ý chí, sáng tạo và tinh thần lạc quan – tiếp tục viết nên những trang mới cho hành trình phát triển đô thị bền vững, nhân văn.
Sắc màu tháng Tư không chỉ là lời nhắc nhớ về lịch sử hào hùng, mà còn là động lực để thành phố tiếp tục vươn tới những đỉnh cao mới, vì một tương lai phồn vinh, hòa bình và hội nhập.

Bứt phá từ dữ liệu: 'Chìa khóa' phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên 4.0
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp logistics hàng đầu trong và ngoài nước.
Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” do Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức vào chiều ngày 24/4. Ảnh: Cấn Dũng
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh – Tổng Biên tập Báo Công Thương nhấn mạnh, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Ông Nguyễn Văn Minh – Tổng Biên tập Báo Công Thương phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Cấn Dũng
Hội thảo nhằm thảo luận các nội dung: Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng; một số định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới; phát triển logistics xanh: Xu hướng bền vững, giảm thiểu khí thải carbon và sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường; tăng cường kết nối vận tải đa phương thức và phát triển kho thông minh nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ; xu hướng phát trtiển logistics trong kỷ nguyên số và tác động đến thương mại điện tử.
Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang là một trung tâm logistics hạng II cấp quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối đa phương thức giữa các vùng kinh tế phía Bắc.
Bà Trương Thị Mùi - Phó Tổng Giám đốc của Công ty Logistics Quốc tế Bắc Giang nhấn mạnh, doanh nghiệp có kết nối 5 phương thức vận tải có thể giải quyết các vấn đề về kết nối đa phương thức.
Một trong những công nghệ cốt lõi giúp chuyển mình từ logistics truyền thống sang logistics số chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các công cụ về cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong vận hành. Theo chia sẻ của doanh nghiệp, chúng ta cần đưa các cơ sở dữ liệu thu được trong quá trình vận hành vào ứng dụng hàng ngày, từ đó giúp việc vận hành trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc phân tích dữ liệu này còn giúp tối ưu chi phí vận hành.
Kỷ nguyên 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng gây ra nhiều thách thức đối với các lĩnh vực, trong đó có logistics, đòi hỏi các giải pháp để thúc đẩy ngành logistics phát triển bền vững.
Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo trình Chính phủ về Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị logistics toàn cầu.
Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu điều phối phiên thảo luận với chủ đề: Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, RON95-III lên gần 20.000 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 24/4, tại thị trường trong nước xăng dầu cùng tăng giá. Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 740 đồng/lít, giá bán không cao hơn 19.238 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 782 đồng/lít giá bán không cao hơn 19.638 đồng/lít.
Cùng đó, giá dầu Diezen tăng 487 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.524 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 531 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.715 đồng/lít; dầu Mazut tăng 564 đồng/kg, giá bán không cao hơn 16.524 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút.
Trên thị trường thế giới, lúc 6h sáng nay 24/4, giá dầu WTI ở mốc 62,23 USD/thùng, giảm 0,04 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 66,12 USD/thùng, giảm 1,32 USD/thùng.
Giá dầu giảm sau thông tin cho thấy một số thành viên của OPEC+ sẽ đề xuất nhóm đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu trong tháng 6, tháng thứ 2 liên tiếp.

Thương mại điện tử nước ngoài nộp hơn 28.000 tỷ đồng tiền thuế quý I/2025
Trong 3 tháng đầu năm 2025, ngành thuế đã thu được 34.500 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có khoảng 66.000 hộ và cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế qua Cổng thông tin thương mại điện tử, với số nộp ngân sách gần 547,6 tỷ đồng.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về số thuế nộp qua cổng, lần lượt đạt 344 tỷ và 101 tỷ đồng. Các địa phương như Nam Định, Bắc Ninh cũng có mức đóng góp đáng kể.
Về phía các nhà cung cấp nước ngoài, đến hết quý I/2025, đã có 148 đơn vị lớn như Google, Meta, Microsoft, TikTok... thực hiện đăng ký và nộp thuế trực tuyến, với tổng số thuế lũy kế đạt 2.832 tỷ đồng.
Cục Thuế cũng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. Tính đến hết tháng 3, ngành đã rà soát, đôn đốc hơn 132 nghìn trường hợp, gồm hơn 29.000 doanh nghiệp và 103.502 cá nhân, với số thuế kê khai, nộp là 12,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp nộp 12,6 nghìn tỷ và cá nhân là 149 tỷ đồng.

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: 10.000 quân Ukraine tử nạn ở Kursk
10.000 quân Ukraine thiệt mạng, Kiev tổn thất nhiều mặt trận
Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, theo trang Topwar (Nga), Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đang triển khai tấn công trên hầu hết các hướng chiến tuyến, ngoại trừ khu vực Kherson – nơi giao tranh chủ yếu diễn ra dọc theo sông Dnieper.
Trong tuần qua, các lực lượng vũ trang Nga đã mở nhiều đợt tấn công ở nhiều khu vực khác nhau và đạt được một số kết quả chiến thuật, bao gồm việc giành quyền kiểm soát 4 khu vực tại tỉnh Donetsk.
Cũng trong giai đoạn từ ngày 12 đến 18/4, quân đội Nga đã thực hiện 9 đợt tấn công quy mô lớn, sử dụng tên lửa chính xác cao và máy bay không người lái (UAV) tấn công.
Nga dội hỏa lực vào cứ điểm Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga
Mục tiêu bao gồm: các nhà máy quốc phòng, cơ sở hạ tầng tại sân bay quân sự, kho vũ khí, trung tâm huấn luyện điều hành UAV và các vị trí tập kết tạm thời của lực lượng vũ trang Ukraine cũng như lính đánh thuê. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định không có cuộc tấn công nào nhắm vào các cơ sở năng lượng.
Đáng chú ý, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine, phi công thiệt mạng tại chỗ. Tổng cộng, Ukraine được cho là đã mất khoảng 10.040 binh sĩ chỉ trong một tuần, trong đó 60 binh sĩ Ukraine đã ra hàng tại tỉnh Kursk (Nga).
Ông Roman Kostenko, Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Quốc hội Ukraine cho biết, một trong những loại vũ khí đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ukraine là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) điều khiển bằng cáp quang, do phía Nga triển khai.
Theo ông Kostenko, loại UAV này có thể hoạt động ở khoảng cách hàng chục km, sau đó hạ cánh và ẩn mình để chờ mục tiêu xuất hiện trước khi tấn công. Vì được cấp nguồn điện trực tiếp qua dây cáp quang, nên chúng không phụ thuộc vào pin riêng, càng tăng tính cơ động và khả năng phục kích.
Hiện Nga cũng được cho là đã rất thành thạo trong chiến thuật đặt UAV phục kích ở những tuyến đường hậu cần quan trọng. Những chiếc FPV này sẽ chỉ được kích hoạt khi phát hiện chuyển động của binh lính hoặc phương tiện quân sự Ukraine.
Quân Nga xóa sổ tu viện, hơn 200 quân Ukraine thiệt mạng
Theo tờ Sina, quân đội Nga đang tiến công vào các khu vực Oleshnya và Gornal thuộc tỉnh Kursk. Một nguồn tin từ quân đội Ukraine tiết lộ rằng lực lượng Nga đang tiến vào vùng ngoại ô phía đông khe núi Oleshnya, đồng thời tiếp tục tổ chức các đợt tấn công mạnh về phía tây từ hướng bắc và đông.
Cùng thời điểm đó, quân Nga đã thiết lập vị trí ở phía tây thị trấn Guevo và đang triển khai các cuộc đột kích về phía rìa phía bắc của khu vực này. Trước đó có thông tin cho biết, một số tàn quân Ukraine đã bị kẹt lại trong tu viện St. Nicholas Belogorsky ở làng Gornal và đường rút lui của họ đang bị UAV cùng hỏa lực pháo binh của Nga kiểm soát.
Làng Gonar là cứ điểm cuối cùng của quân đội Ukraine tại khu vực biên giới tỉnh Kursk. Một đơn vị Ukraine gồm vài trăm binh sĩ đã bị bao vây trong khu vực Gornal và tại một tu viện trên ngọn đồi gần đó.
Theo ước tính của phía Nga, khoảng hơn 200 binh sĩ Ukraine còn sót lại — bao gồm cả vài chục lính đánh thuê nước ngoài — đang cố thủ trong tu viện St. Nicholas Belogorsky, nơi có nhiều công trình kiên cố. Trước lời kêu gọi đầu hàng từ phía Nga qua hệ thống phát thanh, nhóm lính đánh thuê nước ngoài đã thẳng thừng tuyên bố: “Chiến đấu đến cùng, tuyệt đối không đầu hàng".
Vì thế, quân đội Nga quyết định trước tiên tiêu diệt lực lượng Ukraine đang cố thủ trên cao điểm ở làng Gonar, rồi sau đó mới xử lý nhóm quân còn lại ở Gonar. Tiếp đó, Lữ đoàn bộ binh hải quân số 40 của Nga – “Tiểu đoàn Bắc Cực” – đã phát động cuộc tấn công dữ dội vào tu viện St. Nicholas Belogorsky nằm trên cao điểm, với sự yểm trợ hỏa lực từ UAV và trực thăng.
Trước đó, quân Ukraine đã chuẩn bị đạn dược nhằm cố thủ lâu dài để giữ lại “thành quả” tại chiến trường Kursk. Do đó, khi trận đánh nổ ra, dưới sự chỉ huy và giám sát của lính đánh thuê nước ngoài, quân Ukraine đã kháng cự quyết liệt
Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 40 của Nga – "Đội Bắc Cực" – với sự hỗ trợ từ Lữ đoàn Phòng vệ lãnh thổ số 22, đã phá vỡ cổng chính của tu viện Thánh Nicholas Belogorsky. Toàn bộ binh sĩ Ukraine trong tu viện đều bị tiêu diệt. Hơn 30 lính đánh thuê NATO còn lại cố thủ trong tòa nhà cao nhất của tu viện và tiếp tục kháng cự đến cùng.
Sau các đòn tấn công dữ dội của Nga, theo báo cáo mới nhất, quân đội Nga đã hoàn toàn kiểm soát tu viện St. Nicholas Belogorsky ở phía đông bắc làng Gonar, và toàn bộ hơn 200 binh sĩ Ukraine cố thủ bên trong đã thiệt mạng.
Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Belgorod và Kharkov
Theo báo Pravda, Bộ Quốc phòng nga báo cáo hoạt động quân sự đặc biệt.
Lực lượng Nga tiếp tục chiến dịch vô hiệu hóa các đội hình lực lượng Ukraine trên lãnh thổ vùng Kursk.
Trong 24 giờ qua, ở vùng Kursk, Ukraine mất: 225 quân, 2 xe bọc thép chở quân, 1 xe chiến đấu bọc thép, 6 xe cơ giới, 1 khẩu pháo và 4 khẩu súng cối.
Ở hướng Belgorod và Kharkov, lực lượng Nga gây tổn thất cho các đơn vị gồm 5 lữ đoàn cơ giới, 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 1 lữ đoàn tấn công đường không, 1 lữ đoàn phòng thủ bờ biển, 1 trung đoàn tấn công của Ukraine và 4 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ.
Trong tuần, ở hướng trên, 1.900 quân Ukraine thương vong và 64 quân nhân đầu hàng.
Tổn thất của Ukraine lên tới 6 xe tăng, 39 xe chiến đấu bọc thép, 99 xe cơ giới, 6 bệ phóng MLRS, gồm 2 bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất, 46 pháo dã chiến, 2 hệ thống tên lửa phòng không, 8 trạm tác chiến điện tử và radar chống pháo, 10 kho đạn dược và vật tư.
Ở hướng Kupyansk, các đơn vị từ Lực lượng Zapad của Nga có được nhiều tuyến và vị trí thuận lợi hơn. Họ gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị của 5 lữ đoàn cơ giới, 1 lữ đoàn jaeger, 2 lữ đoàn tấn công, 1 lữ đoàn pháo binh của Ukraine, 3 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ và 1 lữ đoàn vệ binh quốc gia.
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên trong tuần là: 1.730 quân, 2 xe tăng và 13 xe chiến đấu bọc thép, gồm 3 xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, 45 xe cơ giới, 30 khẩu pháo dã chiến, gồm 7 hệ thống pháo tự hành 155 mm và lựu pháo do NATO sản xuất, 12 trạm tác chiến điện tử và radar phản pháo, cùng 21 kho đạn đã bị vô hiệu hóa.
Ở hướng Donetsk, Lực lượng Yug của Nga đã kiểm soát Kalinovo và Valentinovka (Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng).
Họ gây tổn thất cho đội hình gồm 7 lữ đoàn cơ giới, 1 lữ đoàn không vận, 3 lữ đoàn tấn công, 1 lữ đoàn pháo binh, 1 trung đoàn hệ thống UAV của Ukraine, 3 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ, 3 lữ đoàn vệ binh quốc gia và Lữ đoàn tác chiến đặc biệt Azov.
Trong tuần, ở hướng trên, Ukraine mất: hơn 2.170 quân, 2 xe tăng, 27 xe chiến đấu bọc thép, gồm 4 xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ sản xuất và 1 xe bọc thép chở quân Stryker.