Tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhờ CPTPP
![]() | Bộ Công Thương lưu ý về nguyên tắc Ratchet trong Hiệp định CPTPP |
![]() | Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu |
CPTPP được nhận định là lực đẩy tốt cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được các ưu đãi thuế quan. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2022, Nhật Bản là một trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng 2 con số, đạt 7,4 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Ngoài CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản còn là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do khác như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Theo số liệu thống kê, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản hơn 20 tỷ USD, trong đó 7,12 tỷ USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định CPTPP, AJCEP và VJEPA, tương đương tỷ lệ sử dụng ưu đãi là 35,36%. Dệt may, da giày là 2 trong số các ngành hàng tận dụng tốt C/O ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu.
Phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước, ông Tạ Đức Minh- Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng: Không có sự cạnh tranh trực tiếp do vậy hàng hoá Việt Nam xuất khẩu thuận lợi sang Nhật Bản. Những mặt hàng có kim ngạch lớn, gồm: Dệt may, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, máy vi tính và sản phẩm điện tử, giày dép, điện thoại và linh kiện…
Tuy vậy, ông Tạ Đức Minh cũng chỉ ra: Thị phần của hàng Việt Nam tại Nhật Bản chưa cao và còn cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng quan trọng phải nâng cao sức cạnh tranh về giá, ổn định lượng cung cấp, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quảng bá thương hiệu, uy tín…
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng lưu ý một số điểm quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó, Nhật Bản là thị trường khó tính nhất thế giới. Hàng hóa nước ngoài muốn nhập khẩu thành công bắt buộc phải có giấy chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.
![]() |
Dệt may là một trong số ngành hàng tận dụng tốt ưu đãi từ CPTPP gia tăng xuất khẩu sang Nhật Bản |
Cụ thể với hàng nông lâm thủy sản, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản. Hàng công nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về quy cách sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật, quy định ghi nhãn hay các quy định ghi trong JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản…
“Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Tạ Đức Minh nói.
Hệ thống phân phối tại Nhật Bản khá phức tạp, gồm nhiều tầng cấp khác nhau với các chức năng riêng biệt. Hầu như mọi chuỗi siêu thị của Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài mà mua từ các đầu mối nhập khẩu lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản, việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp còn rất hạn chế.
Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩm. Doanh nghiệp muốn có chỗ đứng tại thị trường này cần nghiên cứu tìm hiểu rõ về thị hiếu tiêu dùng, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm cùng với việc tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.
Về văn hoá kinh doanh, khi gặp gỡ đối tác lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần mang theo danh thiếp, catalogue, hồ sơ giới thiệu công ty, hàng mẫu…, đảm bảo đúng giờ. Việc thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh mới với doanh nghiệp Nhật Bản không hề đơn giản, nhiều trường hợp phải có sự giới thiệu của bên thứ 3 uy tín thì mới được tin tưởng để trao đổi. Khi đã có mối quan hệ làm ăn với đối tác Nhật cần chú trọng duy trì mối quan hệ một cách lâu dài, bền vững.
Tin mới cập nhật

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Xuất khẩu hàng hóa sang Úc, gia tăng cơ hội từ CPTPP
Tin khác

Peru thị trường xuất khẩu tiềm năng của hàng hóa Việt Nam

Xuất khẩu da giày sang Canada gia tăng lợi thế nhờ CPTPP

Sở Công Thương Bình Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả CPTPP

Bình Định: Tập huấn về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu sang Malaysia cơ hội đang đan xen thách thức

Hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP cải thiện đáng kể

Canada thị trường xuất khẩu tiềm năng của gỗ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc nhờ FTA

Thực thi Hiệp định CPTPP: Cơ hội cải thiện chất lượng lao động

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA thuận lợi hơn
Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 21/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ, BTMC giảm mạnh trước sức tăng đồng đô la Mỹ

Giá vàng chiều nay 22/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, 24K, PNJ, BTMC đồng loạt giảm giá

Bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tuổi: Tận cùng cái ác

Giá vàng chiều nay 19/9/2023: Giá vàng SJC bán ra ở mức 69,25 triệu đồng/lượng

Điều gì xảy ra nếu xe tăng Challenger 2 vừa bị tiêu diệt rơi vào tay quân đội Nga?

Từ vụ chung cư mini bị cháy ở Hà Nội: Có nên cấp sổ hồng riêng từng căn hộ?

Giá vàng chiều nay 17/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ có tiếp tục duy trì sự ổn định?

Nhịp cầu Công Thương ngày 18/9: Phản ánh liên quan công ty Á Đông, Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ

Xe tăng Challenger-2 bị săn lùng, đốt cháy ở Ukraine ra sao?
