Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tạo sinh kế bền vững cho người dân Tu Mơ Rông chú trọng đầu tư phát triển dược liệu và sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nguồn dược liệu phong phú

Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài và dưới loài sử dụng làm thuốc.

Nhiều loài cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao sinh sống trong rừng tự nhiên, như: Sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Diệp (tam thất hoang), bách hợp, thông đỏ, vàng đắng, hoàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ, lan kim tuyến...

Trên thực tế, hiện nay việc trồng cây dược liệu đã và đang đem lại thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/ha cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Điển hình như xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) với mô hình trồng cây thảo quả, diện tích hơn 80 ha cho thu nhập từ 50 đến 80 triệu đồng/ha/năm. Tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, cây sơn tra và sa nhân cho thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng/ha/năm.

Hay như Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp và dược liệu Yên Bái chế biến sâu cà gai leo thành cao, trà và bột mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, hợp tác xã liên kết với 60 hộ dân trồng cà gai leo tại bốn xã của huyện Văn Yên và huyện Yên Bình với diện tích hơn 10 ha, mỗi năm cho sản lượng khoảng 80 tấn, doanh thu khoảng 3,8 tỷ đồng…

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng cà gai leo cho thu nhập cao tại Yên Bái

Dù đạt hiệu quả kinh tế bước đầu, xong việc phát triển cây dược liệu theo hướng hàng hóa còn những hạn chế do thiếu giống tốt có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu, bệnh gây hại; nguồn tài nguyên dược liệu ngoài tự nhiên bị suy giảm do khai thác không bền vững trong thời gian dài và do chất lượng rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng sản xuất suy giảm tại một số vùng.

Diện tích rừng có chất lượng tốt, phù hợp để phát triển dược liệu chủ yếu tập trung ở rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. Hơn nữa, diện tích trồng dược liệu mặc dù đã tăng trong thời gian qua (trừ cây quế, hồi) nhưng việc phát triển, gây trồng còn tự phát, manh mún, quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch dẫn đến năng suất, sản lượng và chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào trồng, chế biến dược liệu. Phần lớn cây dược liệu dưới tán rừng được tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu bán cho thương lái; phần lớn khu vực có tiềm năng phát triển trồng cây dược liệu hiện do các tổ chức quản lý rừng của Nhà nước quản lý nhưng các tổ chức này không có tiềm lực về tài chính để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cũng như cơ chế, chính sách để liên doanh, liên kết sản xuất vùng nguyên liệu; kết cấu hạ tầng giao thông ở vùng trồng chưa hoàn thiện… dẫn đến khó khăn trong tiếp cận, triển khai đầu tư các dự án trồng, phát triển cây dược liệu.

Nhiều giải pháp phát triển ngành dược liệu trong nước

Hiện nay, cả nước có hơn 10,1 triệu ha rừng tự nhiên. Đây là một lợi thế, tiềm năng rất lớn để phát triển trồng các loài dược liệu dưới tán rừng. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng dược liệu của các cơ sở sản xuất trong nước mỗi năm ước tính khoảng 60 đến 80 nghìn tấn, phần lớn được sử dụng cho sản xuất thuốc đông y, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm.

Vì vậy, để phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cần quy hoạch vùng trồng, danh mục loài cây dược liệu phù hợp để gây trồng, phát triển; song lưu ý không dàn trải, ưu tiên cây đặc sản.

Cùng với đó, cần quy hoạch vùng bảo tồn những loài cây dược liệu quý hiếm trong tự nhiên, ưu tiên tại các khu rừng đặc dụng, bởi đây là nơi bảo tồn nguồn gen và cung cấp giống cho sản xuất.

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mặt khác, trên cơ sở định hướng về quy hoạch, các địa phương cần rà soát quỹ đất, vùng nguyên liệu, xác định loài cây trồng phù hợp... từ đó xây dựng các dự án vùng nguyên liệu gắn với sơ chế, chế biến sâu; xây dựng mã số các vùng trồng để quản lý nguồn gốc, xuất xứ; hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc, khai thác một số loài cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế dưới tán rừng theo hướng phát triển bền vững; thực hiện việc trồng, chăm sóc, thu hái cây dược liệu theo tiêu chuẩn nhằm bảo đảm chất lượng nguyên liệu; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất như liên kết người dân với doanh nghiệp; thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển cây dược liệu…

Để hỗ trợ phát triển ngành dược liệu trong nước, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Thông tư quy định rõ nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó, Thông tư quy định mức chi hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm: Chi mua sắm trang thiết bị duy trì hoạt động thường xuyên trong hàng rào dự án. Mức hỗ trợ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/người lao động, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng/người lao động.

Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh: Hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức tối đa 50% tổng kinh phí của hoạt động và không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng: Mức hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ/kết quả nghiên cứu.

Hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi, tối đa không quá 150 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 3 vụ hoặc 3 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm. Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 126 triệu đồng/ha.

Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc, và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, tiểu dự án 2 của giai đoạn I (từ năm 2021-2025) phát triển vùng trồng dược liệu với nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hỗ trợ trực tiếp nhất là vốn. Cơ chế này thu hút được doanh nghiệp đầu tư trồng dược liệu, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết được nguồn lao động cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như: Quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD, nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2024: Mưa rào và dông vài nơi, sóng biển cao

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2024: Mưa rào và dông vài nơi, sóng biển cao

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2024, ở Bắc Biển Đông có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông đến Đông Nam cấp 3-4; riêng phía Đông Bắc cấp 4-5. Sóng cao 2,0-3,0m.​​​​
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa, trưa chiều trời nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/5, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào, dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tạo thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách

Tạo thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Lào, Campuchia có giám đốc quốc gia mới

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Lào, Campuchia có giám đốc quốc gia mới

Ngân hàng Thế giới đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc quốc gia mới của Việt Nam, Campuchia và Lào, từ ngày 1/5.
Vụ bác sĩ hôn mê vì bị kính rơi: The Coffee House nói gì?

Vụ bác sĩ hôn mê vì bị kính rơi: The Coffee House nói gì?

Sự cố kính rơi ở The Coffee House số 1 Thái Hà đã khiến một số khách hàng và nhân viên bị thương ở các mức độ khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Doanh nghiệp kinh doanh vàng có bị ảnh hưởng?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Doanh nghiệp kinh doanh vàng có bị ảnh hưởng?

Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua bán vàng là tốt và cần thiết, nhưng vẫn khó khả thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép?

Chiều 9/5, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin chính thức về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép.
Hà Nội sắp triển khai dự án đường sắt đô thị đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai?

Hà Nội sắp triển khai dự án đường sắt đô thị đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai?

UBND TP. Hà Nội chuẩn bị lựa chọn nhà thầu hỗ trợ kỹ thuật dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai...
Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé trong dịp hè 2024

Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé trong dịp hè 2024

Trong giai đoạn hè, từ ngày 15/5/2024, đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé hấp dẫn.
Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước...
Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định: IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận

Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định: IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận

Liên quan đến vụ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định, thông tin về vấn đề này Công ty IDP khẳng định vẫn được thế giới công nhận.
Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản thông báo thu hồi lô thuốc điều trị ung thư não, nhập khẩu từ Đức.
TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Tối 8/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã tiếp nhận 19 sinh viên sống tại TP. Hồ Chí Minh với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược đã nhận được thông báo về đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam.
Nhiệt độ tăng kỷ lục, thiên tai ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu

Nhiệt độ tăng kỷ lục, thiên tai ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu

Tính đến tháng 4/2024, do biến đổi khí hậu nhiệt độ trung bình nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận cao nhất trong gần 130 năm qua.
Xử lý nghiêm tình trạng câu like

Xử lý nghiêm tình trạng câu like ''bẩn'', tạo không gian lành mạnh, an toàn

Việc kiên quyết xử lý tình trạng câu view, câu like trên các nền tảng mạng xã hội sẽ góp phần tạo một không gian mạng lành mạnh, an toàn.
Khánh Hoà: Khoảng 30 ha rừng bị thiệt hại sau vụ cháy

Khánh Hoà: Khoảng 30 ha rừng bị thiệt hại sau vụ cháy

Đám cháy lớn ở TX. Ninh Hoà (Khánh Hoà) gây thiệt hại khoảng 30 ha rừng; 45 ha mía lưu gốc và 15 ha rừng keo trồng 2 - 4 năm của người dân.
Thời tiết hôm nay ngày 9/5/2024: Bắc Bộ mưa rào, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Thời tiết hôm nay ngày 9/5/2024: Bắc Bộ mưa rào, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/5/2024: Mưa lớn, lũ quét tại vùng núi Bắc Bộ; Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đề phòng mưa đá, lốc, sét.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/5/2024: Có mưa rào và dông, gió mạnh, biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/5/2024: Có mưa rào và dông, gió mạnh, biển động

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2024, ở Bắc Biển Đông có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông đến Đông Bắc cấp 4-5; riêng phía Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/5/2024: Hà Nội có mưa vừa, mưa to, lốc sét, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/5/2024: Hà Nội có mưa vừa, mưa to, lốc sét, gió mạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/5/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc, sét...
Hàng chục ha rừng ở Khánh Hoà cháy dữ dội

Hàng chục ha rừng ở Khánh Hoà cháy dữ dội

Hàng chục ha rừng phòng hộ và ruộng mía của người dân ở thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) cháy lớn, nhiều lực lượng tham gia khống chế song gặp khó khăn.
Từ 1/7, mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm căn cước

Từ 1/7, mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm căn cước

Theo đại diện Cục C06, Bộ Công an, từ ngày 1/7/2024, dữ liệu mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thủ tục cấp căn cước tại cơ quan công an.
Cận cảnh nghề

Cận cảnh nghề 'chăm sóc' tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Công việc diễn ra đến sáng hôm sau với nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa bảo trì chất lượng an toàn kỹ thuật các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông theo đúng quy trình.
Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo

Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo

Liên quan tới dự án kênh đào Funan Techo, theo chia sẻ của một số chuyên gia, phía Campuchia bước đầu đã có thông báo gửi Ủy ban sông Mê Kông quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động