Tỉnh Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc ấn tượng

Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỉnh Hà Giang bất ngờ vươn lên xếp thứ 3 trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng cao.
Kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang: Bàn giải pháp “vượt khó” 6 tháng cuối năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,87%

Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 vừa được UBND tỉnh Hà Giang công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang ước đạt 6.768,94 tỷ đồng, tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong vòng 5 năm trở lại đây. Đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Giang (IIP) có mức tăng khá ngoạn mục: 23,87%. Cụ thể, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,04%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,01%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng 30,03%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 0,71%.

Một số sản phẩm có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+244,79%); sản xuất chế biến thực phẩm (+75,87%); sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (+73,50%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+74,18%); sản xuất đồ uống (+31,15%)…

Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm giảm mạnh so với cùng kỳ như: Sản xuất xe có động cơ giảm 91,07%, (nguyên nhân do Công ty CP giải Phóng không nhập khẩu được linh kiện lắp ráp); in, sao chép bản ghi các loại giảm 44,02%; sản xuất trang phục giảm 3,11%;…

Tỉnh Hà Giang xếp thứ 3 trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022
Tỉnh Hà Giang xếp thứ 3 trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo giá thực tế, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của Hà Giang ước đạt 3.847,7 tỷ đồng, tăng 25,18% so với cùng kỳ.

Công nghiệp tăng trưởng, kéo theo chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Hà Giang 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,53% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng mạnh như: Sản xuất đồ uống tăng 24,38%; dệt tăng 37,21%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 51,99%;...

Song song với đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Hà Giang liên tục giảm, so với 6 tháng đầu năm 2021, tổn kho giảm tới 50,06%. Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh hơn mức giảm chung so với cùng thời điểm năm trước như: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 72,6%; sản xuất đồ uống giảm 90,71%; sản xuất trang phục giảm 83,87%,...

Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang cho thấy: có tới 85,18% số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở Hà Giang cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2022 tốt lên nhiều so với quý I/2022.

Dự báo quý III/2022 xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang lạc quan hơn so với quý II/2022, khi mà có 85,18% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và giữ nguyên (62,96% doanh nghiệp dự báo tốt lên; 22,22% giữ nguyên), chỉ có 14,81% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất - kinh doanh khó khăn hơn.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thực tế, 6 tháng đầu năm 2022, giống như nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Hà Giang cũng phải đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thiên tai gây hại diễn biến phức tạp; giá xăng dầu và nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động…

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang – ông Nguyễn Văn Sơn – tỉnh Hà Giang có thuận lợi nhất định, đó là địa phương triển khai nhiệm vụ phát triển – kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; các Chương trình, Nghị quyết chuyên đề, Chương trình, kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã ban hành, triển khai và đang phát huy hiệu quả. Đây cũng là thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện nhất quán thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ được triển khai quyết liệt…

Tỉnh Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc ấn tượng
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Những thuận lợi trên cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát của UBND tỉnh Hà Giang; đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân… đã trở thành đòn bẩy để kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

Trong đó, bên cạnh các giải pháp chung cho các lĩnh vực, với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, để đạt được kết quả tăng trưởng cao, ngay từ đầu năm 2022 tỉnh Hà Giang đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục nhanh các hoạt động sản xuất – kinh doanh, duy trì chuỗi sản xuất. Đôn đốc các nhà máy đang vận hành đảm bảo công suất thiết kế, như: Dây chuyền tuyển quặng sắt Nam Lương; Nhà máy luyện feromangan Bình Vàng.

Chủ động huy động nguyên liệu đầu vào trên địa bàn tỉnh, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp thu mua nhập khẩu từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án thuỷ điện đã thi công theo kế hoạch đề ra; Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình thuỷ điện Mận Thắng; Khởi công 1 số dự án thuỷ điện trên địa bàn Sông Chảy 1, Tân Tiến, Túng Sán 1…

Để các chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ được đà tăng trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo; Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết: Tỉnh Hà Giang đã và đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong nước… Trong đó, trước mắt, quản lý và vận hành tốt các nhà máy thủy điện; duy trì sản lượng các nhà máy hoạt động chế biến khoáng sản; thúc đẩy sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sản xuất, chế biến sớm đi vào hoạt động.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát. Cụ thể, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Bắc Giang tăng 48,9%; Quảng Nam tăng 25,4%; Hà Giang tăng 23%; Bình Phước tăng 23,7%; Sơn La tăng 14,4%; Đắk Lắk tăng 10%; Bắc Ninh tăng 19,8%; Bạc Liêu tăng 8,9%.
Xuân Lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phạm Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phát triển robot hình người.
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Nhờ triển khai sớm các nội dung, đề án, Trà Vinh đã và đang đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công của địa phương.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động