Tỉnh Kon Tum nỗ lực xóa vùng lõm sóng
Dân tộc thiểu số & Miền núi 27/10/2022 17:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tỉnh Kon Tum đề xuất quy hoạch sân bay Măng Đen tổng vốn 4.000 tỷ đồng theo hình thức PPP |
Nỗ lực xóa vùng lõm sóng
Tỉnh Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên với 292 km đường biên giới giáo với nước bạn Lào và Campuchia. Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 102 xã, phường. Trong đó, có 13 xã biên giới; 3 huyện nghèo (huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Ia H’Drai).
![]() |
Trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là Viettel nỗ lực xóa vùng lõm sóng di dộng |
92 xã, phường thị trấn của tỉnh thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); 371 thôn (làng) đặc biệt khó khăn (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025).
Vì những đặc thù đặc điểm tự nhiên địa hình miền núi và dân cư, việc phủ sóng di động đến từng thôn, bản gặp nhiều khó khăn.
Ông Hà Thanh Tuấn – Trưởng phòng Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin – Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn để tăng tỷ lệ phủ sóng di động đến các buôn làng.
Trong đó, để đề xuất các chính sách nhằm triển khai xóa các vùng lõm sóng di động, Sở đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra, khảo sát một số vùng lõm sóng.
Đơn cử như trong năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Viettel đã tiến hành khảo sát khu vực lõm sóng di động tại các huyện Tu Mơ Rông và Ia H’Drai. Tại các đợt kiểm tra, khảo sát, tỉnh sẽ xác định các khu vực lõm sóng hay yếu sóng; xác định chính xác tọa độ khu vực lõm sóng và quy mô lõm sóng; hiện trạng lõm sóng (số hộ dân cư bị ảnh hưởng, có điện hay chưa, địa hình khu vực…); đánh giá khả năng, giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng để xóa vùng lõm sóng, nâng cao chất lượng phủ sóng.
![]() |
100% xã tại tỉnh Kon Tum đã được phủ sóng 2G,3G,4G và còn 48 thôn lõm sóng sẽ được tiếp tục nghiên cứu triển khai các trạm BTS trong thời gian tới |
100% xã được phủ sóng 2G, 3G, 4G
Theo ông Hà Thanh Tuấn, đến hết tháng 6/2022, 100% xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được phủ sóng 2G, 3G, 4G. 100% xã đã có hạ tầng mạng cáp quang. 99,7% thôn được phủ sóng 4G.
Trong năm 2021, Viettel đã triển khai 4 trạm thu phát sóng di động (trạm BTS) và dự kiến trong năm 2022 sẽ hoàn thành 7 trạm BTS ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng lõm thông tin để tăng độ phủ sóng di động đến các thôn, buôn làng vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
“Toàn tỉnh hiện còn 48 thôn (điểm) lõm sóng băng rộng di động, trong đó 20 thôn sẽ được các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai phủ sóng trong năm 2022-2023; đối với 12 điểm chưa có điện, 16 thôn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, dưới 50 hộ gia đình trong một thôn sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai”, ông Hà Thanh Tuấn thông tin.
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến hết năm 2020, cả nước còn 2.418 thôn lõm sóng di động.
Thực hiện mục tiêu phổ cập việc truy cập Internet băng rộng đến 100% hộ gia đình, 100% người dân có smartphone để truy cập Internet, bằng sự nỗ lực của chính quyền các địa phương cũng như các doanh nghiệp viễn thông, đến hết quý III/2022, đã phủ sóng thêm 2.152/2.418 thôn lõm sóng. Trong đó, năm 2021 phủ sóng được 1.380 thôn, 9 tháng đầu năm 2022 phủ sóng thêm 772 thôn.
Đến nay, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 99,72% số thôn, bản trên toàn quốc. Toàn quốc có 81,8 triệu thuê bao băng rộng di rộng, tương đương 83 thuê bao/100 dân.
Hiện cả nước còn 266 thôn chưa được phủ sóng. 148 thôn trong số đó chưa có điện hoặc hệ thống lưới điện chưa đảm bảo cho các trạm BTS hoạt động. 88 thôn ở vùng sâu, vùng xa chỉ có dưới 50 hộ gia đình. 30 thôn còn lại chưa thể triển khai phủ sóng được do gặp khó khăn về địa hình, điều kiện thời tiết.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Trai bản, thôn nữ Mông vùng cao Bắc Hà “rồng rắn” xuống phố chơi Tết

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc tại Bảo tàng Dân tộc học

Mang Xuân ấm đến nơi biên giới tỉnh Đắk Nông
Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền

Tết vì người nghèo xuân Quý Mão 2023 tại Làng Văn hóa

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Đắk Lắk: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trải nghiệm Chợ phiên vùng cao ngày Tết tại Làng Văn hóa

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Cấp bách cung cấp dịch vụ viễn thông cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết

Vùng cao Bắc Hà chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc

Bàn Phúc Xuân: Tấm gương làm giàu từ trồng quế hữu cơ và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin

Hà Giang: Quyết tâm bài trừ thủ tục lạc hậu

Người trồng đào Bảo Thắng tất bật chuẩn bị phục vụ dịp Tết 2023

Hà Giang: Công nghệ thông tin và chuyển đổi số “mở đường” cho tiêu thụ nông sản

Quảng Bình: Xây dựng sản phẩm du lịch khu vực miền núi gắn với đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối
