Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Quốc hội, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020: Khi chính sách đi vào đời sống

Mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%

Chiều ngày 10/9, tại phiên họp thứ 48, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

3226-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-y-kien-ve-cong-tac-giam-ngheo
Phiên họp thứ 48 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội được Chính phủ giao ổn định để các địa phương chủ động thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin. Tổng các nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là hơn 93.607 tỷ đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 3,75% năm 2019 và ước năm 2020 còn khoảng 2,75%, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%; tỷ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo giảm từ 50,43% năm 2015 xuống còn 27,85% năm 2019, ước cuối năm 2020 còn khoảng 24%, trung bình mỗi năm giảm 5,28%. Các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa bàn nghèo, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi rõ rệt; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được cải thiện, từng bước tiệm cận chuẩn mức sống tối thiếu. Kết quả giảm nghèo và cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thời gian qua tiếp tục được các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Có nhiều chủ trương, cách làm mới

Báo cáo thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết 76, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, trong 6 năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan, các địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều nhiệm vụ được Quốc hội giao, đạt được những kết quả tích cực và đến nay cơ bản hoàn thành phần lớn các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết 76.

Cụ thể, đạt được các mục tiêu về giảm nghèo của cả 2 giai đoạn: Về tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Công tác rà soát, tích hợp, sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo đã được quan tâm.

Bên cạnh đó, đã bố trí tăng nguồn lực đầu tư và bảo đảm cân đối đủ nguồn lực cho các chính sách giảm nghèo thường xuyên (y tế, giáo dục…) và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương.

Đồng thời, triển khai thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng bước đầu được thúc đẩy. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ khi tham gia đầu tư tại các địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, đặc biệt một số địa phương ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Một số chính sách hỗ trợ cho không dần được bãi bỏ và tăng dần các chính sách hỗ trợ có điều kiện, chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đảm bảo tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm lãi suất cho vay, tăng mức vay và kéo dài thời hạn cho vay đối với một số đối tượng và chương trình. Tín dụng chính sách xã hội đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, tạo sinh kế…

Nguồn lực đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được ưu tiên bố trí; từng bước thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ định canh, định cư, ổn định các hộ dân di cư tự do và giao đất, giao rừng cho các hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. Phổ cập giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả tích cực, chất lượng giáo dục được nâng cao…

Kết quả thực hiện Nghị quyết 76 đã khẳng định quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo bền vững là đúng đắn, hợp lòng dân; có nhiều chủ trương, cách làm mới để huy động xã hội, phát huy mạnh mẽ trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người nghèo. Đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đặc biệt đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

Đến hết năm 2020, Chính phủ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 3% (năm 2019 là 3,75%); tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 26% (năm 2019 là 27,85%).
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động