Xin chờ trong giây lát...

Nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng cao

Không chỉ bản Hang Kia (xã Hang Kia) hay xã Pà Cò được xem là điểm nóng khét tiếng về ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên. Sự đổi thay đó có vai trò không nhỏ của công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật đến với bà con vùng cao.

Từ trung tâm huyện Mai Châu đi khoảng 30km, vượt qua ngọn núi cao, dốc, chúng tôi đến tới xã Pà Cò. Những ngày cuối năm, Pà Cò đẹp như tranh: Sương giăng lãng đãng giữa vùng núi bao la rộng lớn. Hai bên đường, những vườn mận, vườn đào vừa độ nở, những hộ dân tất bật dệt vải, làm nương. Chỉ ngần này thôi cũng đủ cho thấy cuộc sống ở Pà Cò giờ yên bình, thanh thản đến nhường nào.

Tuy nhiên, trước ngày Pà Cò có được sự yên bình này thì nơi đây từng là điểm nóng về an ninh trật tự và nạn tảo hôn. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hàng năm, xã phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền các pháp luật cho hàng trăm lượt người tham gia. Cùng với đó, tuyên truyền về bình đẳng giới, sinh đẻ có kế hoạch, nhất là các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Hiện Pà Cò có 1 tuyên truyền viên pháp luật, 1 câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật với 15 thành viên. Câu lạc bộ phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể xã lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền đẩy lùi hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, xây dựng đời sống văn hóa mới… Nhờ đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi.

undefined
Nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng cao

Theo chia sẻ của bà con cũng như lãnh đạo xã Pà Cò: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở xã được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giảm các hành vi vi phạm pháp luật.

Còn với Hang Kia giờ đã hồi sinh là một điểm đến du lịch, điểm "săn" mây hấp dẫn có tiếng trong giới mê xê dịch.

Còn tại Nậm Nhùn - huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của một số bộ phận người dân về pháp luật còn hạn chế.

Nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, huyện đã tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến các luật, quy định mới ban hành; tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Theo đó, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị; chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục các cấp củng cố, kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng các tổ hòa giải và hòa giải viên cơ sở.

Đặc biệt vấn đề hôn nhân cận huyết thống, đây là một hủ tục phổ biến và tồn tại ở nhiều nơi ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có ở tỉnh Lai Châu. Vấn nạn này không chỉ vi phạm về mặt đạo đức và pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, làm suy thoái giống nòi và là bước cản lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết thống xuất phát từ nhiều lý do: Trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa hiểu rõ được hậu quả nặng nề mà hôn nhân cận huyết đem lại tới sức khoẻ và xã hội; ảnh hưởng bởi tập tục văn hóa của vùng dân tộc thiểu số và khu vực miền núi còn lạc hậu, chưa phát triển; người dân khu vực dân tộc thiểu số và vùng núi thường có xu hướng lựa chọn kết hôn với người trong gia đình hoặc gia tộc do hạn chế về mặt giao thông, gây khó khăn trong việc gặp, giao lưu giữa các vùng...

Theo giới chuyên gia, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Và với đồng bào dân tộc, những địa bàn vùng sâu, vùng xa thì việc tăng cường phổ biến pháp luật lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước cần tăng cường đa dạng hóa nguồn lực xã hội, nguồn tài chính từ doanh nghiệp và xã hội hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bên cạnh đó, huy động lực lượng công an, bộ đội biên phòng cùng vào cuộc; tiếp tục tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các chủ trương chính sách mới cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy hiệu quả của mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua đội ngũ người có uy tín; nghiên cứu, xây dựng thêm các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả.

Thực hiện : Thanh Tâm - Nhật Khôi

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho đồng bào dân tộc miền núi Hà Giang 6:47

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho đồng bào dân tộc miền núi Hà Giang

Thương mại điện tử "cầu nối" tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi 7:29

Thương mại điện tử "cầu nối" tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi

Hà Giang đầu tư lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội 6:20

Hà Giang đầu tư lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội

Giảm nghèo hiệu quả từ chính sách khuyến công 7:55

Giảm nghèo hiệu quả từ chính sách khuyến công

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa: Điểm sáng ở Hà Giang 8:13

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa: Điểm sáng ở Hà Giang

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 6:59

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thời trang xanh nâng cao giá trị cây chuối, giúp người dân Tú Nang thoát nghèo 5:19

Thời trang xanh nâng cao giá trị cây chuối, giúp người dân Tú Nang thoát nghèo

Lanh Lùng Tám: Đổi thay cuộc sống của nhiều phụ nữ người Mông 7:24

Lanh Lùng Tám: Đổi thay cuộc sống của nhiều phụ nữ người Mông

Tín dụng chính sách xã hội: Gieo niềm tin và khát vọng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc 6:58

Tín dụng chính sách xã hội: Gieo niềm tin và khát vọng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc

15 năm thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại Hà Nội 7:22

15 năm thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại Hà Nội

Bộ Công Thương hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản miền núi, vùng dân tộc 6:03

Bộ Công Thương hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản miền núi, vùng dân tộc

Chính sách khuyến công hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số 32:10

Chính sách khuyến công hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển dược liệu quý góp phần xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi 6:55

Phát triển dược liệu quý góp phần xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Doanh nghiệp, hộ trồng sâm gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn vay 6:23

Quảng Nam: Doanh nghiệp, hộ trồng sâm gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn vay

Kon Tum: Sâm Ngọc Linh - “Chìa khoá” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số 9:03

Kon Tum: Sâm Ngọc Linh - “Chìa khoá” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vùng cao đổi mới nhờ du lịch sinh thái 8:11

Vùng cao đổi mới nhờ du lịch sinh thái

Chương trình phát triển sâm Việt Nam: Tạo điều kiện để sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới 8:46

Chương trình phát triển sâm Việt Nam: Tạo điều kiện để sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP tạo sinh kế thoát nghèo bền vững 7:23

Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP tạo sinh kế thoát nghèo bền vững

Chàng trai Tây Nguyên lan toả tinh thần Việt và hỗ trợ nông dân giảm nghèo 7:10

Chàng trai Tây Nguyên lan toả tinh thần Việt và hỗ trợ nông dân giảm nghèo

Bảo Thắng: Gương sáng thoát nghèo từ chính sách nhân văn 10:08

Bảo Thắng: Gương sáng thoát nghèo từ chính sách nhân văn

Quảng Nam: Sinh kế bền vững dưới tán rừng 6:04

Quảng Nam: Sinh kế bền vững dưới tán rừng

Mô hình nuôi dế giúp người dân Tây Ninh thoát nghèo bền vững 6:24

Mô hình nuôi dế giúp người dân Tây Ninh thoát nghèo bền vững

Hiệu quả mô hình “5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông 11:28

Hiệu quả mô hình “5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Nhiều chính sách thiết thực giúp thanh niên vùng cao vươn lên thoát nghèo 8:01

Nhiều chính sách thiết thực giúp thanh niên vùng cao vươn lên thoát nghèo

Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động