Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 02/04/2025 - 19:11
Hà Giang: Xử phạt hộ kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc Hà Giang: Kết nối thúc đẩy phát triển du lịch bền vững H’mong Village - Khu du lịch cấp tỉnh đầu tiên tại Hà Giang |
Hành trình đưa củ cải sang Nhật Bản
Ngày 24/3, tại Hà Giang UBND huyện Xín Mần phối hợp với Công ty TNHH Việt Nam Misaki tổ chức xuất khẩu lô hàng 36 tấn củ cải muối sang thị trường Nhật Bản. Đây là lô hàng thứ hai được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sau lô hàng 72 tấn của năm 2024.
![]() |
Củ cải muối xuất khẩu sang Nhật Bản (Ảnh: Đài PTTH Hà Giang) |
Trước đó, vào đầu năm 2024, tại xã Nàn Ma, UBND huyện Xín Mần đã phối hợp với Công ty TNHH Việt Nam MISAKI tổ chức lễ xuất khẩu container củ cải muối đầu tiên của năm 2024 sang thị trường Nhật Bản. Đây là nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương.
Hà Giang là địa phương với phần đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỉnh cũng có nhiều loại nông sản đặc trưng. Do đó, người dân Hà Giang đã xây dựng, sáng tạo ra hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như cam, chè, mật ong bạc hà, hồng không hạt, thịt bò khô… Các sản phẩm nông sản địa phương đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Những năm qua, việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn của Hà Giang được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, chính quyền địa phương thông qua các chính sách quan trọng. Cụ thể, tỉnh Hà Giang ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống như: Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển kinh tế vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh về “Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”…
![]() |
Đã có 2 lô hàng củ cải muối từ vùng cao Hà Giang xuất khẩu sang Nhật Bản (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Hà Giang) |
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang đã xây dựng Chương trình hành động để các đơn vị chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị. Vượt qua những khó khăn, bất lợi về thời tiết như rét đậm, rét hại, lũ lụt, hạn hán xảy ra nhiều đợt trong năm, phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị đã có những điểm sáng.
Nhiều giải pháp xây dựng, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm đang liên kết bao tiêu trên thị trường tiêu thụ tiếp tục được duy trì triển khai. Ngoài vùng sản xuất theo chuỗi giá trị chè Shan tuyết, mật ong Bạc Hà, tỉnh đã xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho đa dạng sản phẩm như: cam sành, hồng không hạt, gạo Già Dui, thảo quả, bò vàng Hà Giang…
Cụ thể, sau hơn 4 năm đầu tư và hỗ trợ liên kết trồng cây củ cải, chương trình đã mang lại hiệu quả tích cực, hình thành vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn huyện Xín Mần.
Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao, giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Xín Mần phát huy tiềm năng kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đưa thương hiệu nông sản của Hà Giang vươn ra thị trường thế giới, năm 2021, huyện Xín Mần đã ký kết với Công ty TNHH Việt Nam MISAKI chương trình hợp tác liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp. Qua 4 năm đầu tư và hỗ trợ, việc phát triển cây củ cải xuất khẩu tại Xín Mần cho thấy loại cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng của địa phương.
Đến nay, trên địa bàn huyện Xín Mần hình thành vùng nguyên liệu ổn định hàng năm duy trì 30 - 40 ha. Đồng thời hình thành xưởng chế biến tại xã Nàn Ma và thực hiện xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - đánh dấu mốc son khởi đầu thuận lợi cho nông nghiệp của huyện vùng cao biên giới núi đất phía Tây của tỉnh Hà Giang, khẳng định vị thế của nông sản địa phương Hà Giang nói chung và huyện Xín Mần nói riêng. Củ cải cho năng suất cao đạt từ 40 - 60 tấn/ha; giá trị trung bình đạt 80 - 120 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được tăng gấp nhiều lần trồng ngô.
Mở cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương khu vực dân tộc thiểu số và miền núi đã đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, góp phần vào thành tích xuất nhập khẩu nói chung. Đồng thời mở ra hướng tiêu thụ cho các sản phẩm của các địa phương vùng dân tộc.
Việc xuất khẩu bằng con đường chính ngạch đối với củ cải muối Xín Mần sang thị trường Nhật Bản thể hiện nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Xín Mần nói riêng và Hà Giang nói chung trong phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp bà con thay đổi tư duy canh tác, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
![]() |
Củ cải là một trong những sản phẩm chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hà Giang (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Hà Giang) |
Theo UBND tỉnh Hà Giang, để đạt được kết quả này, từ năm 2021, UBND huyện Xín Mần đã ký kết chương trình hợp tác liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp với Công ty TNHH Vietnam Misaki. Sau hơn 4 năm đầu tư và hỗ trợ liên kết trồng cây củ cải, chương trình đã mang lại hiệu quả tích cực, hình thành vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn huyện. Từ đầu năm 2025, đây là lần thứ hai Xín Mần thực hiện xuất khẩu mặt hàng củ cải muối, nâng tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty TNHH Vietnam Misaki lên 72 tấn củ cải muối, tương đương hơn 260 tấn củ cải tươi.
Ngoài củ cải muối, huyện Xín Mần còn xuất khẩu các nông sản khác sang Nhật Bản như gừng trâu muối, củ kiệu muối. Vùng nguyên liệu trồng củ cải, gừng trâu chủ yếu ở xã Xín Mần, Nàn Ma; vùng nguyên liệu trồng củ kiệu ở xã Nàn Ma và Bản Díu. Tại đây, bà con nông dân sẽ được chuyên gia Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây này.
Việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ đã cho ra nguyên liệu nông sản đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn xuất khẩu.
Việc liên kết trồng và thu mua của cải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã và đang được duy trì mang lại thu nhập cho bà con nông dân từ 80 đến 120 triệu đồng/ha/mỗi vụ. Với nguồn thu nhập đó, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng ngô.
Thông qua mô hình liên kết này cũng giúp địa phương trong việc tổ chức lại sản xuất cho người dân theo hướng an toàn, chất lượng bền vững và liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao hiệu quả, khẳng định giá trị các sản phẩm nông sản của huyện tại thị trường mới.
Thành công trong việc xuất khẩu củ cải muối sang Nhật Bản đã khẳng định tiềm năng và chất lượng của nông sản Hà Giang trên thị trường quốc tế. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân đã tạo nên chuỗi giá trị bền vững, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của bà con vùng đồng bào dân tộc và thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại huyện Xín Mần. |
Tin cùng chuyên mục

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách
