Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Bắc Giang: “Kích hoạt” chuyển đổi số phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Mua bó rau, miếng thịt cũng … quét mã thanh toán

Từ đầu tháng 8/2023 đến nay, mỗi khi chị Bích Hạnh (34 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đi chợ không còn băn khoăn việc quên ví tiền ở nhà hay phải cầm cho chắc ví tiền ở tay kẻo vào chợ mua đồ làm mất. “Bữa nay chợ Túy Loan có nhiều quầy hàng rau quả, thịt cá đã quét mã thanh toán. Rất tiện lợi lại hiện đại, an toàn, nên tôi rất hào hứng khi đi chợ mua hàng không phải mang theo tiền mặt”, chị Bích Hạnh cho hay.

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Hàng trăm tiểu thương chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang) đã triển khai song song phương thức thanh toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (quét mã QR Code, chuyển khoản...)

Cũng như chị Hạnh, nhiều người tiêu dùng khi đến mua sắm tiêu dùng tại chợ Túy Loan những ngày này chỉ mang điện thoại để trải nghiệm việc đi mua thịt cá mà không phải trả tiền mặt.

“Ở quầy hàng tôi vẫn thanh toán song song tiền mặt và quét mã. Hiện phần nhiều người dân vẫn dùng tiền mặt khi mua hàng. Mới có ít người quét mã thanh toán, chủ yếu là người trẻ. Dù vậy, tôi vẫn rất ủng hộ việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều người trải nghiệm cũng nói như vậy. Rất tiện lợi, nhanh chóng. Tôi hi vọng trong thời gian tới người mua hàng sẽ dùng phương thức thanh toán này nhiều hơn”, cô Nguyễn Thị Diệp (tiểu thương chợ Túy Loan) chia sẻ.

Chợ Túy Loan được UBND huyện Hòa Vang lựa chọn là chợ thí điểm triển khai mô hình Chợ thanh toán không dùng tiền mặt từ cuối tháng 7/2023. Trước đó, chợ cũng đã được đầu tư mạng không dây (wifi) miễn phí 100% (7 đường truyền tốc độ cao) cho tiểu thương, người tiêu dùng tại chợ, rất thuận lợi phục vụ các hoạt động chuyển đổi số tại chợ.

Đến thời điểm hiện tại, toàn chợ có khoảng 250/570 hộ có tài khoản ngân hàng, có sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt internet banking phục vụ cho giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng)

Bên cạnh chợ Túy Loan, trên địa bàn huyện Hòa Vang còn 2 chợ khác cũng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt là chợ Miếu Bông và chợ Lệ Trạch. Ngoài ra, 11/11 xã thuộc huyện Hòa Vang đã cùng kí cam kết triển khai “Mỗi xã 1 khu vực, 1 tuyến đường thương mại thanh toán không dùng tiền mặt”. Hiện các xã đã phối hợp với các ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông mở hàng nghìn tài khoản và in mã QR Code cho người dân và các hộ kinh doanh, hộ tiểu thương trên các tuyến đường, các chợ đã đăng kí triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) được công nhận là huyện nông thôn mới từ năm 2015. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những hoạt động đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Ông Lê Sơn Phong – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Đà Nẵng cho biết chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian qua diễn ra mạnh mẽ. Hạ tầng số trên địa bàn huyện đã được triển khai tích cực. Trong đó, đã lắp đặt wifi miễn phí cho khu vực trung tâm các xã, điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, chợ Túy Loan; hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ cao đã kết nối đến tất cả các hộ dân, sóng 3G,4G đã phủ tới tất cả khu vực nông thôn. Về cơ sở dữ liệu, huyện Hòa Vang đang sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu dùng chung khác nhau như cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu học bạ điện tử, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh cá thể…. Toàn huyện có 122 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 51 dịch vụ công trực tuyến 1 phần. Huyện đã áp dụng hóa đơn điện tử cho 100% các hộ kinh doanh, doanh nghiệp; hỗ trợ đưa 25 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ xây dựng mã vạch, mã QR Code cho các chủ thể sản phẩm OCOP; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện trên các mạng xã hội. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 85% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh; 11/11 xã triển khai phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe; đến nay, Hòa Vang có khoảng 18.000 công dân được cấp định danh điện tử VneID mức 2.

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Nông trại Afarm (xã Hòa Phú) là đơn vị sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa Vang đang ứng dụng công nghệ 4.0 quản lý vận hành qua App

Ông Lương Nguyễn Minh Triết – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho biết huyện Hòa Vang đã và đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh.

Đến nay, huyện đã hoàn thành 15/20 mục tiêu, trong đó có 7 mục tiêu vượt kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn, tiêu biểu như hoàn thành 100% tỷ lệ dịch vụ công được cung cấp ở mức 4; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; 80% người dân ở độ tuổi lao động có tài khoản giao dịch ở ngân hàng; 100% trường học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 96%...

“Những kết quả tích cực trên đã góp phần quan trọng giúp Hòa Vang đạt được những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, hướng đến nông thôn thông minh”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng nói và khẳng định “Chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh là hành trình liên tục, lâu dài, cần tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt và cần sự vào cuộc của cả chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân”

Vũ Lê

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.

Tin cùng chuyên mục

“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.
Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động