Fìn Hò Trà: Nâng tầm vị chè Shan tuyết nơi rẻo cao

Sản phầm Fìn Hò Trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ đang góp phần nâng tầm hương vị tinh khiết của chè Shan tuyết nơi rẻo cao Hà Giang.
Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Từ cây chè Shan tuyết đến thương hiệu Fìn Hò Trà

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2025 - sự kiện quy mô hàng đầu trong ngành du lịch Việt Nam vừa diễn ra tại Thủ đô, gian hàng nhỏ xinh của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, tỉnh Hà Giang đã trở thành một điểm dừng chân đặc biệt.

Giữa không gian đông đúc của hội chợ, hương trà Shan tuyết nơi rẻo cao Hà Giang thoảng nhẹ như kéo bước chân du khách về với núi rừng Hoàng Su Phì – nơi những búp chè mướt sương được nâng niu từng ngày bởi bàn tay người Dao đỏ.

Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ
Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ giới thiệu sản phẩm tại VITM Hà Nội 2025. Ảnh: Cẩm Vân

Gian hàng của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ không chỉ trưng bày sản phẩm Fìn Hò Trà mà còn tái hiện một phần không gian văn hóa bản địa đó là những bàn trà mộc mạc, những tấm ảnh ghi lại mùa thu hoạch chè giữa đại ngàn. Đặc biệt, các chị em người Dao trong trang phục truyền thống đã trực tiếp mời trà, chia sẻ câu chuyện về cây chè cổ thụ, về quá trình gìn giữ hương vị và bản sắc bao đời.

Du khách không chỉ được uống trà, mà được “thưởng trà bằng trái tim”. Họ chậm rãi nhấp từng ngụm hồng trà, bạch trà ấm nồng, rồi lại thích thú chụp hình cùng những “nghệ nhân” mộc mạc của núi rừng.

Chè Shan tuyết xã Phìn Hồ.
Bà con thu hái chè Shan tuyết xã Phìn Hồ. Ảnh: Cẩm Vân

Được thành lập vào năm 2008 tại thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ khởi đầu từ khát vọng chung của 45 hộ gia đình người Dao đỏ – những người đã gắn bó cả đời với cây chè Shan tuyết mọc trên những triền núi cao 1000m, quanh năm sương mù che phủ.

Cây chè Shan tuyết Hoàng Su Phì được xem là “báu vật thiên nhiên”. Với phương thức canh tác hữu cơ không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không biến đổi gen, không chiếu xạ, chè Shan tuyết mang lại hương vị thuần khiết, giàu dược tính, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều năm, cây chè quý này vẫn chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trên thị trường do thiếu sự liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Hợp tác xã Phìn Hồ ra đời đã góp sức làm nên bước phát triển mới cho sản phẩm chè Shan tuyết. Đó là, thay vì bán thô, người dân được hỗ trợ thu hoạch, sơ chế, chế biến theo quy trình hiện đại.

Đặc biệt, với sự đầu tư bài bản từ máy móc công nghệ Đài Loan (Trung Quốc) và tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, cùng với việc đầu tư bao bì sản phẩm được thiết kế tinh tế, gắn với hình ảnh bà cụ người Dao đỏ sản phẩm Fìn Hò Trà ... chè Shan tuyết từng bước chinh phục thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Chè Shan tuyết xã Phìn Hồ.
Khâu chế biến chè Shan tuyết xã Phìn Hồ. Ảnh: Cẩm Vân

Phát triển thị trường bền vững

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Lý Mùi Mương – Phó Giám đốc Hợp tác xã Fìn Hò Trà cho biết, Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hơn 300 hộ dân trồng chè ở các xã Thông Nguyên, Hồ Thầu, Túng Sán, Nậm Ty…, góp phần hình thành vùng nguyên liệu ổn định, tạo thu nhập bền vững cho hàng trăm hộ nông dân.

Việc hình thành và bền bỉ định hình thương hiệu Fìn Hò Trà không chỉ nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết mà còn tạo ra chuỗi giá trị kinh tế toàn diện cho người dân bản địa. "Hợp tác xã tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động tại xưởng và 10 lao động thời vụ, thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng"- bà Lý Mùi Mương cho hay.

Sản phầm hồng trà
Sản phẩm hồng trà. Ảnh: Cẩm Vân

Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ hiện đang sản xuất chế biến xây dựng Fìn Hò Trà với nhiều dòng sản phẩm, gồm: Trà xanh, hồng trà và trà đen, bạch trà, bột trà Shan hay còn gọi mát cha và Trà Tiên. Thương hiệu Fìn Hò Trà ngày càng trở nên nổi tiếng hơn, trở thành một sản phẩm có sức tiêu thụ ổn và là món quà của nhiều du khách gần xa khi đến với Hà Giang.

Để mở rộng thị trường, Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ tích cực tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới phân phối qua các văn phòng đại diện tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng.

Mỗi gói trà không chỉ là sản phẩm nông nghiệp, mà còn là “sứ giả” đưa văn hoá Dao đỏ đến gần hơn với người tiêu dùng
Mỗi gói trà không chỉ là sản phẩm nông nghiệp, mà còn là “sứ giả” đưa văn hoá Dao đỏ đến gần hơn với người tiêu dùng. Ảnh: Cẩm Vân

Theo bà bà Lý Mùi Mương, sản phẩm Fìn Hò Trà cũng được quảng bá hiệu quả qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Facebook, website của hợp tác xã – góp phần kết nối trực tiếp với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

“Fìn Hò Trà không chỉ là sản phẩm kinh tế mà còn là tâm huyết của người Dao đỏ Phìn Hồ. Chúng tôi mong muốn mỗi sản phẩm chè đưa ra thị trường đều thể hiện được tinh thần dân tộc, sự tử tế trong sản xuất và khát vọng vươn lên của người vùng cao" - bà Lý Mùi Mương bày tỏ.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm Fìn Hò Trà gây ấn tượng.
Du khách thưởng trà tại Gian hàng giới thiệu sản phẩm Fìn Hò Trà. Ảnh: Cẩm Vân

Trong tương lai, Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ đặt mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp phân phối lớn. Đồng thời, tiếp tục phát triển sản phẩm mới, nâng cấp hình ảnh thương hiệu, tăng cường nhận diện qua truyền thông và các kênh số hóa.

Với người yêu hương vị Shan tuyết thì hy vọng, thời gian tới, sản phẩm Fìn Hò Trà không chỉ hiện diện tại VITM Hà Nội mà còn ở nhiều sự kiện xúc tiến thương mại khác, để không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn là một cách kết nối hàng hoá vùng cao và đô thị. Để hương vị chè Shan tuyết từ rẻo cao Hà Giang xuống phố một cách đầy tự tin, mộc mạc mà sâu lắng. Và chính ở đó, thương hiệu này sẽ tiếp tục ghi dấu trong lòng người yêu trà không chỉ bằng chất lượng, mà bằng cả hồn cốt của núi rừng Hà Giang.

Điều làm nên sức hút của thương hiệu Fìn Hò Trà không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm mà còn bởi câu chuyện văn hóa đậm chất vùng cao phía sau mỗi gói trà. Trên bao bì, hình ảnh bà cụ Dao đỏ nâng chén trà như là lời kể mộc mạc về lịch sử, về những triền núi sương mù, nơi cây chè Shan tuyết hàng trăm tuổi vẫn hiên ngang vươn mình.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Giảm ghèo thông tin

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn

Mang khát vọng đổi thay, nhiều người trẻ chọn gắn bó với làng quê, bắt đầu từ những việc nhỏ, chính họ đang tạo nên chuyển biến tích cực cho nông thôn hôm nay.
Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu

Quế Bình Liêu đang trở thành nguồn sinh kế bền vững, giúp bà con dân tộc thiểu số của Quảng Ninh thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên quê hương.
Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Xóm Hoài Khao, tỉnh Cao Bằng đang 'thức giấc' cùng du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến độc đáo nhờ sự giữ lửa bền bỉ từ những đôi bàn tay khéo léo…
Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Ông Là Văn Phong, người dân tộc Thái, chia sẻ hành trình xây dựng du lịch cộng đồng gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc, mang lại sinh kế bền vững cho bà con.
Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

‘Bại nhưng không nản’, người ‘thuyền trưởng” HTX Nông dược xanh Mỹ Lung đã vươn lên làm giàu và hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo nhờ cây sắn dây.
Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang dần ‘thay da đổi thịt’ nhờ khai thác hiệu quả lợi thế du lịch tại địa phương.
Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Từ món ăn dân dã nơi bản nhỏ, cá tép dầu sấy khô đang mở ra con đường làm kinh tế mới, giúp đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo bền vững.
Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Từ nẻo cao Pom Lót, con hươu sao "gõ cửa" làm giàu - mô hình mới lạ, ít rủi ro, tạo sinh kế, hướng đến sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp Điện Biên.
Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Từ khung cửi truyền thống, phụ nữ Thái ở Chiềng Châu đang dệt nên tương lai mới – một hành trình thoát nghèo bền vững bằng chính bản sắc văn hóa.
Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Thương hiệu hương trầm Tâm Thiên Hương đã ghi dấu ấn bằng việc kết hợp giữa giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại, nâng tầm sản phẩm miền núi Hà Tĩnh.
Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Điện Biên đã và đang khai thác hiệu quả du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP, tạo sinh kế bền vững và lan tỏa bản sắc văn hóa vùng cao đến du khách.
Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Tủa Chùa, Điện Biên - vùng đất đá xám, nơi những gốc ngô mọc lên từ hốc đá, nơi khát vọng sống của đồng bào người Mông mạnh hơn cả địa hình hiểm trở.
Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Từ những mảnh đất cằn cỗi ven đồi, cây gai xanh từng là loài cây hoang dại nay đã trở thành cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân vùng miền núi Thanh Hoá.
Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Nà Sự (Điện Biên) khởi sắc nhờ mô hình homestay gắn với sản phẩm OCOP, mở hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Ở tuổi 92, Nghệ nhân Sùng Thị Cờ vẫn miệt mài vẽ sáp ong trên vải lanh, lưu giữ tinh hoa người Mông giữa nhịp sống hiện đại.
Sơn tra:

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Cùng với những cây trồng chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… các sản phẩm từ quả sơn tra tại Sơn La cũng mang lại giá trị cao cho bà con đồng bào dân tộc Sơn La.
Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.
Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Từ bàn tay tần tảo và ước mơ đổi đời, nhiều hộ gia đình xã Thanh Xương (Điện Biên) đã biến chính sản phẩm quê mình thành ‘chìa khóa’ mở hướng làm thoát nghèo.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Mobile VerionPhiên bản di động