Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Cùng với những cây trồng chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… các sản phẩm từ quả sơn tra tại Sơn La cũng mang lại giá trị cao cho bà con đồng bào dân tộc Sơn La.
Sơn La: Quảng bá, tiêu thụ quả sơn tra Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cây xoá đói giảm nghèo cho bà con

Cây sơn tra, hay còn gọi là táo mèo, từ lâu đã gắn bó với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Sơn La. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cây sơn tra còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống kinh tế cho người dân nơi đây. ​

Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên trên các vùng đồi, núi. Mùa quả chín, người dân hái về ăn như món quà vặt, làm thuốc, hay ngâm rượu… Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, tỉnh Sơn La vận động nhân dân trồng cây sơn tra thay thế cây thuốc phiện, tại các xã vùng cao của ba huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, vừa trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa giúp người dân phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 12.000 ha cây sơn tra đã phủ kín nương đồi và trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở vùng cao.

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La
Sơn tra là một trong những cây trồng mang lại giá trị cho bà con Sơn La (Ảnh minh hoạ)

Sơn tra phát triển tốt ở những khu vực có độ cao trên 1.200 mét so với mực nước biển, nơi có khí hậu mát mẻ và đất đai phù hợp. Cây cho năng suất bình quân từ 200-300 kg quả mỗi năm. Quả sơn tra có vị chát ngọt, chua, thường được sử dụng để chế biến nước giải khát, rượu vang, mứt, ô mai và giấm. Đặc biệt, trong y học cổ truyền, quả sơn tra được xem là vị thuốc quý, hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, huyết áp cao, mất ngủ và tiểu đường.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế, Sơn La đã đưa sơn tra vào danh sách những loại quả nhiều tiềm năng phát triển ở địa phương, đồng thời định hướng cho nhiều huyện tại Sơn La đã mở rộng diện tích trồng sơn tra. Tại huyện Mường La, diện tích trồng đạt 2.500 ha, tập trung ở các xã vùng cao như Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Hua Trai và Nặm Păm. Huyện Thuận Châu cũng phát triển trên 5.160 ha, chủ yếu tại các xã Co Mạ, Long Hẹ, Co Tòng, Pá Lông, Chiềng Bôm, Phổng Lái và Mường É, với sản lượng thu hoạch ước đạt 5.500 tấn.

Không chỉ phát triển cây trồng đơn thuần mà Sơn La còn chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ sơn tra. Tháng 9 năm 2018, táo sơn tra Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu “Táo sơn tra Sơn La”. Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã trao quyền sử dụng Nhãn hiệu cho 3 đơn vị trên địa bàn huyện Bắc Yên, gồm Công ty TNHH Bắc Sơn; HTX Sơn tra Nậm Lộng (xã Hang Chú); HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Sơn tra Bắc Yên. Từ đó đến nay, sơn tra đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực tại địa phương.

Xây dựng chuỗi giá trị cho sơn tra

Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, những năm vừa qua, tỉnh Sơn La luôn dành sự ưu tiên trong các chính sách phát triển nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Với các cây trồng chủ lực, địa phương không chỉ khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu mà còn kêu gọi doanh nghiệp và người nông dân tăng cường xây dựng chuỗi liên kết bền vững.

Đối với quả sơn tra, để nâng cao giá trị sản phẩm, các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương đã đầu tư vào chế biến. Đơn cử, Hợp tác xã sơn tra Nặm Búa tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, với 121 hộ thành viên và quy mô sản xuất hơn 200 ha. Hàng năm, bên cạnh bán quả tươi, hợp tác xã còn chế biến hàng chục tấn quả thành sơn tra khô. Hợp tác xã đang nghiên cứu sản xuất các sản phẩm như trà sơn tra và nước uống từ sơn tra.

Tại huyện Bắc Yên, Công ty TNHH Bắc Sơn chuyên thu mua và chế biến sơn tra, sản xuất hàng năm từ 7.000 - 10.000 lít rượu vang, 45.000 - 50.000 lít rượu sơn tra nồng độ cao và 3.000 - 5.000 lít nước ép sơn tra. ​ Việc đầu tư chế biến sâu đã giúp nâng cao giá trị cho trái sơn tra, cũng như

Nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu "Táo sơn tra Sơn La" đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tăng cường quảng bá sản phẩm. Đơn cử, huyện Thuận Châu đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu quả sơn tra trong và ngoài tỉnh, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Huyện cũng định hướng phát triển du lịch trải nghiệm, tổ chức lễ hội hái quả sơn tra và chế biến các sản phẩm từ quả này, như trà táo, nước ép táo, táo sấy khô và bột táo.

Hoặc, huyện Mường La đã phối hợp với huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, tổ chức Ngày hội hoa sơn tra, nhằm hiện thực hóa các nội dung liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc theo Biên bản ghi nhớ giữa Huyện ủy các huyện: Mường La, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái). Năm 2023, Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường đã lần đầu tiên được tổ chức tại xã Ngọc Chiến, hoạt động trải nghiệm ngắm hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp thu hút đông đảo du khách tham gia.

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La
Lễ hội hoa sơn tra là một trong những sự kiện quan trọng nhằm quảng bá sản phẩm (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La)

Từ thời điểm đó đến nay, Ngày hội hoa sơn tra tại huyện Mường La đã được tổ chức hàng năm, cho thấy tiềm năng du lịch từ mùa hoa sơn tra. Không chỉ Mường La mà các huyện có diện tích sơn tra lớn cần tận dụng lợi thế này để tạo sản phẩm du lịch độc đáo; phát huy giá trị cây sơn tra, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho đồng bào các dân tộc ở các xã, bản vùng cao trong tỉnh.

Cây sơn tra đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc tại Sơn La. Với những tiềm năng sẵn có và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, sơn tra được kỳ vọng sẽ tiếp tục là cây trồng chủ lực, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.

Để cây sơn tra phát triển bền vững, tỉnh Sơn La đã xác định cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ… giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.
Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Từ bàn tay tần tảo và ước mơ đổi đời, nhiều hộ gia đình xã Thanh Xương (Điện Biên) đã biến chính sản phẩm quê mình thành ‘chìa khóa’ mở hướng làm thoát nghèo.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Tủa Chùa – vùng đất hoang sơ giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi du lịch cộng đồng mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giúp bảo tồn văn hóa và nâng cao đời sống người dân.
Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Chè là một sản phẩm đặc trưng của Thái Nguyên và sự đồng lòng giữa nhà nước, doanh nghiệp đã giúp "hồi sinh" thương hiệu chè này.
Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Với quyết tâm thoát nghèo bằng cây mít ruột đỏ, chàng đảng viên trẻ Phan Chí Nhật người dân tộc Chứt đang dẫn khẳng định được điều đó với bản làng.
Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Mobile VerionPhiên bản di động