“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Nhờ sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, bản Ché Lầu, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nay đã khoác trên mình "áo mới" với những con đường đã được bê tông hóa, thuận tiện cho việc giao thương đi lại. Không chỉ có vậy, những hủ tục lạc hậu của đồng bào nơi đây cũng đã được xóa bỏ.

"Gánh núi" để mưu sinh

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa giờ đây đã được bê tông hóa, từ trung tâm xã có thể đi ô tô vào tận bản.

Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi đã khó, lại không có điện lưới, sóng vô tuyến, cuộc sống của đồng bào Mông bản Ché Lầu đằng đẵng trong bộn bề túng thiếu. Từ bao đời nay, họ đã quen sống bám vào rừng theo lối sống tự cung tự cấp. Tra xong hạt ngô, hạt lúa... họ quẳng lại đó, trông cậy ở mẹ trời, được chăng hay chớ. Vài mùa mưa qua, đám đất ấy bị rửa trôi, bạc phếch, họ đi sâu hơn vào rừng, trèo lên non cao, tiếp tục đốn hạ những thân gỗ, chỉ để lấy chỗ cho hạt lúa, hạt ngô nảy mầm...

Cuộc sống tù túng cứ thế trôi đi, những đứa trẻ nheo nhóc lần lượt ra đời, được nuôi lớn bằng những hạt ngô non hay củ sắn. Còn người lớn, họ vào tận rừng già chặt nứa, vầu kéo xuống tận Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để đổi lấy bò gạo cải thiện đời sống sau những tháng ngày ăn ngô với sắn.

Không chỉ khó khăn về kinh tế, đường đi, bà con trong bản còn bị chói buộc bởi những sợi dây tâm linh vô hình từ muôn vàn kiếp trước. Những hủ tục như ghì chặt ước mơ của bà con xuống đáy bờ vựt sâu thẳm, không lối thoát.

Ông Thao văn Sinh (sinh năm 1954), một trong những người thành lập bản Ché Lầu nhớ lại: “Bà con người H’Mông chúng tôi quen sống với rừng rồi. Trước kia khi chưa có đường đời sống của bản gặp rất nhiều khó khăn. Để có cái ăn, chúng tôi thường dùng xe trâu kéo nông sản xuống dưới trung tâm xã để đổi gạo. Khi trong bản đã có xe máy nhưng muốn đi từ trung tâm lên đây cũng phải quấn xích vào bánh xe mới leo lên được”.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Từ khi bản Ché Lầu có đường, có điện, người dân đã bắt đầu kinh doanh buôn bán, bà con mua sắm thuận lợi hơn.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm 2021, con đường từ bản Son lên Ché Lầu đã được bê tông hóa. Từ khi có đường, có điện, đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay. Những không gian u tịch của nghèo đói, tù túng của hủ tục đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho ánh sáng của đèn điện, ánh sáng của văn minh.

Cũng từ đó, tiếng thở dài của núi bao đời nay đã bắt đầu được thay thế bằng những tiếng ê a của trẻ thơ đang theo học con chữ tại bản. Một số cửa hàng tạp hóa tại đây cũng được mọc lên để phục vụ bà con. Những ngôi nhà siêu vẹo trước kia đã được dựng lại chắc chắn và được gắn số, con đường bê tông hóa bắt đầu được mang tên. Từ khi ngày có điện, cuộc sống vốn u tịch của bản bỗng ồn ào, đủ loại động cơ, xe máy, ô tô, máy xay xát, máy bào gỗ làm nhà, tiếng của tivi... Con đường nhỏ dẫn từ trục chính vào những mái sa mu cổ cũng đã được bê tông chắc chắn.

Anh Thao Văn Lâu, Bí thư kiêm Trưởng bản Ché Lầu hồ hởi: “Bản nay khác xưa rồi, những con đường đất giờ đây đã được bê tông hóa, thuận tiên cho việc giao thương đi lại. Không chỉ có vậy, những hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới xin tốn kém trước đây cũng được xóa bỏ. Các cháu đến độ tuổi đi học đều được đến trường, nên bà con phấn khởi lắm”.

Thức giấc sau giấc ngủ dài

Từ khi có điện, có đường, có sóng điện thoại, đời sống bà con đã bước sang trang mới. Những nông sản làm ra, thay vì gác bếp ăn dần như những năm trước thì giờ đây đã có thương lái đến thu mua tận nhà. Có tiền, bà con bắt đầu sửa sang lại nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết, các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học đều được đến trường.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Những căn nhà, con đường ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn giờ đây đều được đánh số, mang tên.

Đặc biệt, từ khi được chính quyền vận động tuyên truyền, những hủ tục lạc hậu của bà con như ma chay cưới hỏi kéo dài hàng tuần vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm thì giờ đây xác chết đã được đưa vào quan tài, đình đám cũng tổ chức gọn nhẹ trong vòng 2 ngày. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong đời sống văn hóa của bản.

Bên cạnh đó, những tập tục canh tác lạc hậu theo kiểu tự cung tự cấp giờ đây đã được thay đổi. Bà con đã chủ động đầu tư mua giống cây mới, ngắn ngày cho năng xuất cao về trồng. Bắt đầu hình thành những vùng nông sản tập trung để phát triển thành sản phẩm đặc trưng của vùng.

Để hỗ trợ bà con, nhiều dự án phát triển kinh tế đã được chính quyền các cấp đưa về đây như: dự án trồng Luồng, trồng vầu, dự án nuôi lợn đen năng xuất cao… Thông qua các dự án đã từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận người dân trong bản. Người dân đã chủ động làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Mới đây, dưới sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, xã Na Mèo, đã đưa vào đây trồng thí điểm 2ha cây khoai mán lòng vàng tại bản. Đây là loại cây được bà con bản Ché Lầu trồng nhỏ lẻ, phục vụ đời sống của hộ gia đình từ bao đời nay. Khi được quy hoạch trông trên diện rộng sẽ, góp phần tăng thu nhập, hướng thoát nghèo bền vững cho bà con vùng biên giới.

Bí thư chi bộ, trưởng bản Ché Lầu Thao Văn Lâu cho biết: “Bản Ché Lầu có 66 hộ, 307 nhân khẩu, với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Dù cuộc sống bắt đầu đổi thay nhưng đời sống kinh tế - xã hội của bản còn nhiều khó khăn. Vì nông sản làm ra của bà con chưa nhiều. Được sự quan tâm tuyên truyền của chính quyền các cấp về trồng cây khoai mán lòng vàng tập trung người dân trong bản đã đồng tình ủng hộ. Nếu năm được mùa, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích, đưa khoai mán trở thành sản phẩm đặc trưng của bản”.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, “không để ai bị bỏ lại sau lưng”, cùng với những nỗ lực của người dân đã từng bước xây dựng bản Ché Lầu với cơ sở vật chất khang trang, cuộc sống văn minh. Đời sống của bà con cũng dần thay đổi, rũ bỏ đi quá khứ u buồn để chung tay xây dựng bản làng ngày càng phát triển.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh
Khu vui chơi của trẻ em ở bản Ché Lầu đã được xây dựng khang trang và đưa vào sử dụng.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo Phạm Đức Lương cho biết: “Ché Lầu là một trong những bản người H’Mông đặc biệt khó khăn, hủ tục lạc hậu bủa vây. Trước đây khi chưa có đường, có điện, đời sống của bà con sinh sống chủ yếu dựa vào rừng già. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự vận động tuyên truyền của chính quyền địa phương, đời sống bà con đã dần đổi thay. Bà con bắt đầu chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, chúng tôi đã đưa vào đây trồng tập trung giống khoai mán lòng vàng, bắt đầu có kết quả tốt. Đây là tín hiệu vui không chỉ đối với bà con trong bản, mà nó còn là niềm vui cho sự thành công bước đầu của chính quyền các cấp. Những người luôn dành tâm huyết với bà con, với bản”.

Giờ đây, trong khắp bản đều ánh lên niềm hân hoan vui mừng khi cuộc sống đã dần khởi sắc. Đây được xem là cuộc “cách tân” vĩ đại, xóa bỏ đi những hủ tục đeo bám họ bấy lâu nay. Họ đang bước đi trên con đường mới với suy nghĩ mới, cách làm mới, như một lối đi tắt thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ở xứ Thanh.

Hoàng Minh - Hà Khải

Tin mới nhất

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Mobile VerionPhiên bản di động