Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ hai, 07/04/2025 - 09:01
Gạo Séng Cù Điện Biên: “Viên ngọc quý” của Tây Bắc Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo Gạo Séng Cù, cà phê Mường Ảng và cái 'bắt tay' giữa doanh nghiệp - người dân |
Năng động tìm hướng thoát nghèo
Bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nổi tiếng với cảnh đẹp có dòng suối Nậm Bai chảy quanh với những cánh đồng lúa xanh mát êm đềm… Khung cảnh thơ mộng giữa màu xanh núi rừng khiến Nà Sự như một bức tranh thanh bình. Bản Nà Sự cũng là nơi sinh sống của đồng bào Thái trắng, với 136 hộ, hơn 500 nhân khẩu.
Quanh năm đối diện với cảnh làm ruộng nương, người dân nơi đây luôn khao khát được thoát nghèo, đổi đời trên chính mảnh đất quê hương mình.
![]() |
Mô hình Homestay - du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho bà con bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Ảnh: Thu Thủy |
Tận dụng lợi thế về môi trường cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc, chính quyền địa phương và người dân Nà Sự đã năng động tìm hướng phát triển kinh tế. Năm 2022, lãnh đạo huyện Nậm Pồ đã khảo sát thực địa để quy hoạch bản Nà Sự trở thành bản du lịch cộng đồng.
Chung tay phát triển mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Nậm Pồ, với sự quyết tâm của chính quyền địa phương các cấp, sự đồng lòng của nhân dân bản Nà Sự, mô hình Homestay - du lịch cộng đồng được hình thành nhanh chóng cùng nhiều hạng mục, công trình vệ sinh được hỗ trợ…
Với 2.000 người tham gia từ các hội đoàn thể, các bản, các em học sinh… chung tay, cải tạo khuôn viên đường vào bản, trồng cây xanh, thảm cỏ hai bên đường, làm cọn nước dọc suối, trang trí điện trên đường vào bản, vận động xã hội hóa bãi để xe, làm hàng rào tre khu lưu trú Homestay… Chỉ trong 1 tuần, Homestay Nà Sự đã hình thành trong sự ngỡ ngàng của chính người dân nơi đây.
Gắn sản phẩm đặc trưng cùng mô hình kinh doanh
Không chỉ bắt tay xây dựng các khu lưu trú, phục dựng khu nhà sàn, sáng tạo các món ăn hấp dẫn, tạo điểm khám phá trong rừng, xây dựng mô hình giao lưu văn nghệ với du khách, khôi phục nghề dệt thổ cẩm… đúng với nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà bà con trong bản Nà Sự còn tập trung nuôi trồng, sản xuất mật ong rừng và lạc đỏ - món quà thiên nhiên ưu ái phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
![]() |
Lạc đỏ Chà Nưa- sản phẩm OCOP 3 sao được gắn với mô hình homestay bản Nà Sự đã giúp cuộc sống người dân nơi đây đổi đời. Ảnh: Thu Thủy |
Tận dụng mô hình du lịch cộng đồng tại bản, các hộ dân cũng xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm mật ong, lạc đỏ ngay tại khu lưu trú. Tới đây, du khách vừa được tìm hiểu, thưởng thức đặc sản của địa phương, lại vừa có thể mua sắm làm quà biếu mang về.
Từ năm 2020 – 2024, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Nông Nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, chính quyền địa phương nơi đây đã xây dựng thành công thương hiệu mật ong Chà Nưa và lạc đỏ Chà Nưa là sản phẩm đặc sản của địa phương.
Với đầy đủ các tiêu chí đạt được về quy trình sản xuất, chế biến và chất lượng đảm bảo, sản phẩm mật ong Chà Nưa và lạc đỏ Chà Nưa đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Điện Biên. Trung tâm Xúc tiến thương mại–Sở Công Thương tỉnh Điện Biên cũng tiếp tục cung cấp các thông tin thương mại, thông tin hội chợ triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại để hợp tác xã cũng như các hộ dân có điều kiện tham gia quảng bá sản phẩm, mở rộng cơ hội giao thương hàng hóa.
Đến nay, hợp tác xã nuôi ong Chà Nưa đã mở rộng chuỗi liên kết với gần 30 hộ dân trên địa bàn xã để tăng số lượng hộ dân tham gia sản xuất cung cấp phẩm mật ong cho hợp tác xã. Các sản phẩm mật ong và lạc đỏ Chà Nưa đã được Sở Công Thương tỉnh Điện Biên quan tâm, quảng bá tại các hội chợ trưng bày, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Diện mạo mới
Gia đình bà Lò Thị Vượn trong bản Nà Sự có 3 người con, quanh năm sống bằng nghề làm nương, không đủ kinh tế nuôi các con ăn học. Cả gia đình tập trung vào trồng lúa, trồng sắn mà quanh năm không đủ ăn.
Từ khi có mô hình du lịch cộng đồng, cả gia đình bà tập trung cùng làm, chung tay với các hộ trồng rau, trồng lạc, trồng hoa cải tạo khuôn viên, chăn nuôi, chế biến ẩm thực từ các món ăn dân giã có sẵn trong bản như: hoa ban, cá suối, lợn bản, gạo nếp nương… dần dần kinh tế khá lên, bà nhận thấy mô hình mới này hiệu quả và tích cực góp sức vào cùng các hộ trong bản, cùng chia sẻ phát triển mô hình.
![]() |
Mô hình du lịch cộng đồng đã khoác lên tấm áo, tạo diện mạo mới cho đời sống bà con bàn Nà Sự. Ảnh: Thu Thủy |
“Tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng, gia đình tôi bớt vất vả hơn, có thu nhập tốt hơn. Mô hình mới này đã tạo công ăn việc làm cho bà con từ chính bản làng của mình. Chúng tôi và nhiều hộ dân quanh bản, gia đình nào cũng tập trung làm tốt để thay đổi cuộc sống cũng như để du khách mọi nơi biết đến văn hóa, phong tục, ẩm thực, nghệ thuật dân tộc mình”. Bà Vượn chia sẻ.
Trưởng bản Nà Sự Thùng Văn Quân chia sẻ: “Mô hình du lịch cộng đồng đã giúp nhiều hộ gia đình trong bản khá lên. Một số hộ gia đình khác cũng bắt đầu ý thức để tham gia xây dựng mô hình phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm đặc trưng của chính vùng quê mình thành các sản phẩm hàng hóa. Đó cũng chính là sinh kế bền vững cho bà con!”.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Chà Nưa Lèng Văn Hùng, bản Nà Sự có 136 hộ, hơn 500 nhân khẩu, thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm. Hiện, bản có khoảng 40 hộ tham gia hoạt động mô hình du lịch cộng đồng, cung ứng sản phẩm để phát triển mô hình. Mô hình du lịch cộng đồng đã khoác lên tấm áo, tạo diện mạo mới cho đời sống bà con nơi đây. Nà Sự là một trong những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Điện Biên áp dụng số hóa toàn diện. Đến đây, du khách chỉ cần quét mã QR là có đầy đủ thông tin các dịch vụ. Sau gần 3 năm “mở cửa”, bản du lịch cộng đồng Nà Sự đã trở thành điểm dừng chân trong tour du lịch khám phá Điện Biên, để tiếp tục trải nghiệm điểm cực Tây A Pa Chải của Tổ quốc.
|
Tin cùng chuyên mục

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững
