Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ tư, 09/04/2025 - 15:56
Triển vọng từ liên kết ba nhà Phát triển bền vững cây gai xanh ở vùng núi Thanh Hoá Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa |
Hành lang phát triển từ tầm nhìn chiến lược
Tỉnh Thanh Hóa đã không coi cây gai xanh chỉ là một cây trồng, mà là một “dự án sinh kế” quy mô lớn, một phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại các huyện miền núi. Gai xanh không chỉ là cây trồng mới, mà là chiếc cầu bắc qua nghèo khó, là minh chứng cho sức mạnh từ tầm nhìn chiến lược của chính quyền, sự đồng hành của doanh nghiệp, và sự đổi thay từ chính đôi tay người nông dân.
![]() |
Cây gai xanh trở thành một trong những cây trồng chủ lực ở miền núi Thanh Hoá (Ảnh: Moit) |
Theo đó, để phát triển cây gai xanh thành một loại cây trồng chiến lược, năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt tại Cẩm Tú (Cẩm Thủy), đặt mục tiêu xây dựng 6.457 ha vùng nguyên liệu đến năm 2025, sản lượng ước đạt 700.000 tấn gai tươi/năm. Ban đầu, đề án được triển khai tại 12 huyện, bao gồm: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Triệu Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Hà Trung và Hoằng Hóa. Đến tháng 10/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3820/QĐ-UBND ngày 1/10/2021 phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, bổ sung thêm 6 huyện vào phạm vi thực hiện đề án: Yên Định, Thạch Thành, Hậu Lộc, Nông Cống, Như Thanh và Mường Lát.
Ngay sau đó, Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023 của HĐND tỉnh Thanh Hoá đã ra đời, tiếp tục tạo cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển cây gai xanh như hỗ trợ 10 triệu đồng/ha chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả; hỗ trợ 50% chi phí giống cây gai xanh; hỗ trợ máy tước vỏ tới 5 triệu đồng/máy. Các chính sách này tạo nên “chiếc đòn bẩy” giúp bà con yên tâm gắn bó với loại cây mới mẻ nhưng giàu tiềm năng.
Từ những chính sách khuyến khích cây gai xanh trên vùng đất miền núi khó khăn tỉnh Thanh Hoá, các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư vào loại cây trồng này. Đơn cử, Tập đoàn An Phước - Viramie không chỉ là “người mua hàng”, mà là người đồng hành xuyên suốt trong cả chuỗi giá trị từ cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua – chế biến – xuất khẩu. Với việc vận hành Nhà máy sợi dệt An Phước tại huyện Cẩm Thủy trị giá gần 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp đã cam kết bao tiêu 100% sản lượng gai xanh cho nông dân.
![]() |
Sản xuất sợi vải từ sợi gai xanh tại Nhà máy An Phước - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (Ảnh: Phương Lan) |
Với 6.000ha vùng nguyên liệu hiện trạng và định hướng mở rộng lên tới 20.000ha, trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát toàn bộ chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây gai một cách đồng đều, hiệu quả. Là những viên gạch nền móng cho cả dự án, Tập đoàn An Phước – Viramie kết hợp cùng Viện Di truyền Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai nghiên cứu, chọn tạo giống gai xanh phù hợp nhất cho sản xuất. Được công nhận giống quốc gia vào năm 2018, giống gai AP1 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng, đặc biệt rất thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của Việt Nam.
Vùng sản xuất khu vực Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá là nơi nghiên cứu và phát triển cây giống, nhằm đảm bảo chuẩn hoá tuyệt đối chất lượng thành phẩm trên toàn bộ diện tích canh tác.
Thoát nghèo bằng đôi tay và cái tâm giữ đất
Tại xã Cẩm An (Cẩm Thủy), gia đình bà Phạm Thị Thanh từng có thu nhập rất thấp khi trồng mía, keo, sắn... Giờ đây, nhờ trồng 3 ha gai xanh, mỗi năm bà thu tiền tỷ, thuê thêm 5 lao động địa phương. “Cứ cắt đi là mầm lại vươn lên, cây bám đất như người bám rừng”, bà nói.
![]() |
Cây gai xanh mang lại thu nhập tốt cho bà con Cẩm Thuỷ (Ảnh: Hà Anh) |
Ở huyện Lang Chánh, anh Mai Xuân Thao chuyển 1 ha đất đồi trồng màu sang gai xanh, mỗi năm thu nhập khoảng 150 triệu đồng – điều mà trước đây anh chỉ dám… mơ.
Cứ mỗi 60 ngày, bà con lại thu hoạch một lứa, tách vỏ bán cho nhà máy, phần lõi đem làm phân bón. Cây không chỉ tạo thu nhập mà còn giúp chống xói mòn, giữ đất, giữ rừng – như một người bạn của thiên nhiên và con người.
Là mắt xích quan trọng trong quy trình sản xuất khép kín, nhà máy sản xuất sợi gai An Phước – Viramie là nơi tập trung tối đa toàn bộ các nguồn lực, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới, được nhập khẩu hoàn toàn từ Ý, Đức và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quán lý giàu kinh nghiệm cùng cán bộ kỹ thuật tay nghề cao ngày đêm miệt mài làm việc nhằm mang lại năng sất cao và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Sợi gai được mệnh danh là "vua của các loại sợi tự nhiên", là "vàng mềm ngàn năm", có lợi rất lớn cho sức khỏe và hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực miền núi nước ta. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cấu trúc lỗ xốp siêu mịn đặc biệt bên trong giúp sợi gai có khả năng hấp thụ mạnh các chất độc hại như formaldehyde, benzen, toluen, amoniac trong không khí, khử mùi hôi. Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các chất có hại đã hấp thụ có thể bị bay hơi, do đó chức năng hấp thụ được tự động tái tạo, giúp sợi vải thoáng khí và mang đến cảm giác mát mẻ.
Đặc biệt, là sợi tự nhiên nên sợi vải từ cây gai xanh không bao giờ lo mất giá. Cứ làm ra đến đâu, bạn hàng nước ngoài lại đến tiêu thụ hết. Đến nay, sản phẩm sợi gai của Viramie đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường như thị trường Nhật Bản, châu Phi, Trung Đông…
Từ miền núi Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa đang từng bước mở rộng mô hình sản xuất cây gai xanh sang các huyện như Như Thanh, Triệu Sơn, Ngọc Lặc… Đặc biệt, huyện Mường Lát – nơi từng là “điểm trắng” về sinh kế, nay đã có những mảng xanh gai trải dài theo sườn núi.
Tầm nhìn của tỉnh không dừng lại ở nội tỉnh. Doanh nghiệp đang mở rộng mô hình sang các tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, tiến tới hình thành chuỗi giá trị liên vùng, tạo sự lan tỏa hiệu quả và đột phá.
Sự thành công ban đầu của sợi gai Việt Nam hứa hẹn sẽ thúc đẩy hơn nữa công tác mở rộng vùng nguyên liệu, mang lại sinh kế bền vững cho hàng nghìn nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, đây cũng là bước đệm để có thể xuất hiện nhiều hơn nữa những nhà máy sản xuất sợi gai trên khắp đất nước Việt Nam.
Câu chuyện phát triển cây gai xanh ở Thanh Hóa là điển hình thành công về thoát nghèo nhờ liên kết chính sách – doanh nghiệp – nông dân. Đây là minh chứng rằng nếu có tầm nhìn chiến lược, có doanh nghiệp đầu tư, có nông dân đồng hành và kiên trì, thì bất cứ vùng đất nào cũng có thể bật lên sức sống. |
Tin mới nhất

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê
Tin cùng chuyên mục

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
