Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 18/04/2025 - 19:30
Chính sách dân tộc tạo chuyển biến trong đời sống bà con
Hà Nội hiện có khoảng 50 dân tộc sinh sống, đang lưu giữ và phát huy đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, chỉ thị, nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động tối đa nguồn lực của Thành phố và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô. Đến nay, đời sống kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố đã có những thay đổi rõ nét.
![]() |
Đời sống của bà con đồng bào dân tộc thủ đô đổi khác trong nhiều năm qua (Ảnh: Moit) |
Đơn cử, xã Khánh Thượng – Ba Vì là xã miền núi xa nhất Thủ đô với trên 90% đồng bào dân tộc Mường sinh sống đã không còn khó khăn vất vả. nguồn lực đầu tư lớn của thành phố đã bê tông hoá những con đường kéo dài đến các thôn xóm sát chân núi. Điện được kéo đến từng hộ dân để đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Trong giai đoạn 2019 – 2024, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình mục tiêu quốc gi xây dựng nông thôn mới, thành phố đã hỗ trợ trên 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư các chương trình dự án điện đường trường trạm.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt này, ngành Công Thương đã vào cuộc tích cực. Đến nay, toàn huyện Ba Vì đã đạt mục tiêu nông thôn mới nâng cao, kể cả ở các địa phương khó khăn như Minh Quang, Ba Trại. Có được điều này là do các địa phương đã đạt được các tiêu chí về điện, điện lưới quốc gia đã phủ 100% đến các huyện miền núi, khó khăn của Ba Vì.
Thêm nữa, trên địa bàn các xã vùng dân tộc miền núi, một số làng nghề chế biến có từ lâu đời đang được người dân duy trì ổn định. Để nâng cao hiệu quả hoạt động các làng nghề này, ngành Công Thương Hà Nội đã dành nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ người dân thay đổi công nghệ sản xuất. Điển hình là làng nghề miến dong tại xã Minh Quang, làng nghề sản xuất, chế biến chè búp khô ở xã Ba Trại, làng nghề chế biến thuốc Nam tại xã Ba Vì… Từ đó góp phần giúp đời sống vật chất và tinh thần của bà con khu vực ngoại thành nông thôn và nhân dân khu vực miền núi được rút ngắn.
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, những năm vừa qua, được sự quan tâm của trung ương và thành phố, việc đầu tư làm thay đổi hệ thống hạ tầng, từ điện đường trường trạm, các công trình di tích, văn hoá, bộ mặt 7 xã miền núi của huyện có sự thay đổi rõ nét và rất ấn tượng. Đời sống bà con không ngừng nâng cao.
Cùng với huyện Bà Vì, đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô đang ngày càng khởi sắc. Thống kê của Ban Dân tộc TP. Hà Nội cho thấy, tại TP. Hà Nội, hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 30 quận, huyện, thị xã, với trên 107.847 người thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố. Các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; thu nhập bình quân đầu người khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm.
![]() |
Nhiều hộ dân Thủ đô xây dựng các mô hình kinh doanh sản phẩm đặc sản địa phương, mang lại thu nhập tốt (Ảnh: Văn Thắng) |
Đạt kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và các cấp, ngành. Bên cạnh đó là sự nỗ lực đóng góp tích cực của các địa phương khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc và sự chủ động của bà con vùng dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững thành phố đã uỷ thác qua ngân hàng chính sách xã hội trên 8.000 tỷ đồng để cho các đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Từ năm 2019 đến tháng 6/2024, đã có 6722 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn, trong đó 716 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Toàn thành phố có 3.350 người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm…
Ngành Công Thương Hà Nội vào cuộc
Đặc biệt, những năm qua, nguồn vốn khuyến công đã được sử dụng tương đối hiệu quả. Từ năm 2004 – 2024, theo Sở Công Thương Hà Nội, Hà Nội đã tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn; 16 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 800 lao động tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm liên kết vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường. Sở cũng xây dựng mô hình trình diễn, đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất cho 110 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch cho hơn 260 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp công nghiệp.
![]() |
Ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều chính sách hỗ trợ bà con thoát nghèo (Ảnh minh hoạ) |
Đối với kết nối cung cầu hàng hoá, Bộ Công Thương luôn lựa chọn Hà Nội là một trong những địa phương tiêu biểu. Đến nay, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, TP Hà Nội đã phát triển được 29 trung tâm thương mại, 135 siêu thị; 453 chợ; hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi, địa điểm kinh doanh thực phẩm… Hệ thống phân phối này không những giúp tiêu thụ sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc mà còn giúp mang hàng hoá từ khắp các tỉnh thành về với thủ đô.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố, của ngành Công Thương đã giúp đồng bào thay đổi từ nếp nghĩ đến cách làm, yên tâm phát triển kinh tế để giảm nghèo, tiềm năng thế mạnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi được phát huy, nhiều mô hình sản xuất phát triển kinh tế gắn với du lịch mang lại giá trị cao được hình thành.
Đặc biệt, để thôi thúc ý chí thoát nghèo, loại bỏ tư tưởng ỷ lại, bồi đắp ước mơ vươn lên làm giàu của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên dành nguồn vốn vay ưu đãi cho bà con các địa phương. Đặc biệt, Hà Nội đã nhất quán quan điểm chuyển từ “cho không” sang “cho vay” bằng việc ban hành nhiều chính sách riêng có để bố trí nguồn lực triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Từ đó giúp bà con có nguồn vốn vươn lên thoát nghèo.
Du lịch là điểm sáng
Cùng với phát triển sản xuất, Hà Nội cũng đẩy mạnh phát triển du lịch bằng các giải pháp khai thác nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tiêu biểu, huyện Ba Vì, Hà Nội là địa bàn sinh sống của 24 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là người Mường, Dao, Nùng, Tày. Đây cũng là nơi an cư lạc nghiệp của người Sán Dìu, Ê-Đê, Hà Nhì, Nhắng, Cao Lan… Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Vì vậy, huyện đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số mang lại hiệu quả kinh tế.
Đầu năm 2024, Ba Vì đã thành lập CLB nghệ thuật văn hóa truyền thống dân tộc huyện với 59 đội bảo tồn văn hóa dân tộc. Huyện cũng cấp 30 bộ cồng chiêng Mường, chuông chiêng Dao cho CLB hoạt động. Huyện cũng tổ chức các cuộc thi “Nói tiếng dân tộc Mường”, hội thi “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Đến nay, các đội bảo tồn văn hóa dân tộc đã tham gia biểu diễn ở hầu hết những sự kiện lớn do huyện tổ chức, đặc biệt còn được tham dự, góp mặt tại một số chương trình lớn của TP Hà Nội.
Xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của thành phố, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, các cấp ngành của Hà Nội cần ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tạo điều kiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng ngoại thành và đô thị.
Đặc biệt lưu ý những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội trong công tác dân tộc được quy định trong Luật Thủ đô năm 2024. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chính sách về dân tộc; nghiên cứu biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác dân tộc.
Hà Nội xác định nỗ lực huy động sự vào cuộc của các cấp ngành, trong đó có ngành Công Thương trong cải thiện đời sống, phát triển kinh tế các địa phương. Đồng bào các dân tộc Thủ đô xác định tiếp tục giữ gìn tình đoàn kết, phát triển kinh tế, đời sống, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp. |
Tin mới nhất

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
