Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên tập trung rà soát, nghiên cứu, ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có thế mạnh để mời gọi, thu hút đầu tư như phát triển cây dược liệu có giá trị.
Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh

Khai thác tiềm năng, lợi thế và liên kết trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tạo ra chuỗi giá trị đã và đang mở ra hướng đi mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, bổ sung nguồn lực cho nền kinh tế, thời gian qua, tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy.

Theo đó, các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế
Những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm thời gian giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; cập nhật kịp thời các quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, Điện Biên đã rà soát, ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh như: Sản xuất nông - lâm nghiệp; dịch vụ du lịch; phát triển các nguồn năng lượng và phát triển đô thị.

Ngoài ra, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước. Công tác xúc tiến đầu tư gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và khu vực của tỉnh; thu hút đầu tư có chọn lọc phù hợp với mục tiêu, yêu cầu trong tình hình mới.

Theo đại diện Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tăng cường công tác kết nối, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố có nền kinh tế đứng đầu cả nước và khu vực. Thông qua đó quảng bá các tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, tập đoàn lớn đến tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu, ký kết thỏa thuận hợp tác và đã có những dự án đang được triển khai thực hiện. Cuối tháng 2 vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã có chuyến công tác tại tỉnh Hải Dương. Lãnh đạo 2 tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại và ký cam kết hợp tác cùng phát triển trong tình hình mới.

Đoàn công tác của tỉnh Điện Biên đã có buổi gặp gỡ một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại tỉnh Hải Dương để giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của Điện Biên, mời gọi các nhà đầu tư đến thăm, khảo sát, nghiên cứu đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Liên kết giữa người dân với hợp tác xã và doanh nghiệp

Điện Biên có tiềm năng khá lớn về đất đai, đặc biệt là đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp với 736.000ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng 191.000ha, chiếm 20,05% diện tích tự nhiên, thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc, trồng các loại cây đa mục đích như: Mắc ca, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và cây dược liệu dưới tán rừng.

Những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Định hướng của tỉnh đến năm 2030, toàn tỉnh dự kiến phát triển thêm 4.585ha cây lâm sản ngoài gỗ.

Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển cây dược liệu dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao (khoảng 1.000ha) như: Sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, sa nhân, thảo quả, cát sâm, sả Java, hà thủ ô, cẩu tích, tam thất, đẳng sâm, sâm cau... theo hình thức liên kết giữa người dân với hợp tác xã và doanh nghiệp.

Hiện nay một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã trồng khoảng 60.550 cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu từ 1 - 5 năm tuổi, với tổng diện tích trên 2ha.

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế
Cây táo mèo giúp người dân đất Tỏa Tình ở Điện Biên thoát nghèo, có nhà khá giả

Từ năm 2019 đến nay, đã có một số đơn vị nghiên cứu, trồng thử nghiệm một số loài cây dược liệu có giá trị trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) trồng thử nghiệm cây đẳng sâm, giảo cổ lam, ý dĩ với diện tích 1ha/mô hình.

Đầu năm 2022, tỉnh ta đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về “Trồng, chế biến, chuyển giao công nghệ và phát triển cây sâm Điện Biên, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh” với các Hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc.

Với mục tiêu xây dựng TP. Điện Biên Phủ đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025, Điện Biên tập trung mở rộng, phát triển đô thị TP. Điện Biên Phủ với định hướng cải tạo khu Trung tâm hiện hữu thành trung tâm thương mại dịch vụ; xây dựng khu Trung tâm Chính trị hành chính mới ở phía Đông, mở rộng các phân khu chức năng đô thị ở phía Bắc gắn với mở rộng quỹ đất ở đô thị; thu hút đầu tư các khu vui chơi giải trí, khách sạn và resort nghỉ dưỡng trên cơ sở khai thác các tiềm năng lợi thế đa dạng về địa hình và đất đai.

Do đó, đầu tháng 3 vừa qua, Công ty Cổ phần Đại An (tỉnh Hải Dương) đã đến Điện Biên khảo sát, nghiên cứu đầu tư. Sau khi khảo sát thực tế, Công ty Cổ phần Đại An đã bày tỏ sự quan tâm vào một số lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đại An Trương Tú Phương, cho biết: Điện Biên có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư như: Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; dịch vụ du lịch và phát triển đô thị. Qua khảo sát, Công ty quan tâm đến vị trí khu đô thị mới phía Đông TP. Điện Biên Phủ (dự án Khu đô thị mới Him Lam, phía Đông đường 60m tại khu A) do UBND tỉnh đề xuất.

Khu vực này nằm trong Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đa chức năng dọc trục đường 60m, TP. Điện Biên Phủ, được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 29/11/2016. Tổng diện tích dự kiến khoảng 18ha.

Công ty mong muốn UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục cung cấp thêm thông tin về dự án để công ty nghiên cứu đầu tư trong thời gian tới. Theo đó, tỉnh cũng cam kết tạo mọi điều kiện, thuận lợi cho các nhà đầu tư và đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết nhanh gọn về thủ tục, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.

Ngọc Linh

Tin mới nhất

Tỉnh Yên Bái: Gần 150 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà cho hộ nghèo

Tỉnh Yên Bái: Gần 150 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà cho hộ nghèo

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà, trong đó làm mới 2.351 căn và sửa chữa 671 căn cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn.
Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Mặc dù công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nhưng để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều sẽ là một thách thức không nhỏ.
Chính sách tín dụng giúp người dân thoát nghèo

Chính sách tín dụng giúp người dân thoát nghèo

Nhờ chính sách tín dụng, nhiều hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế

Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế

Nhờ tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh trong thời gian qua.
Vĩnh Phúc sẽ có 60 làng đạt tiêu chí “Làng văn hoá kiểu mẫu” vào năm 2030

Vĩnh Phúc sẽ có 60 làng đạt tiêu chí “Làng văn hoá kiểu mẫu” vào năm 2030

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của “Làng văn hóa kiểu mẫu” do cấp có thẩm quyền ban hành.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Quảng Nam: Tập trung thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Tập trung thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức kịp thời, hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo.
Tuyên Quang: 100% cơ sở thụ hưởng chính sách khuyến công thuộc địa bàn khó khăn

Tuyên Quang: 100% cơ sở thụ hưởng chính sách khuyến công thuộc địa bàn khó khăn

10 năm qua, khuyến công Tuyên Quang đã hỗ trợ 238 cơ sở công nghiệp nông thôn thụ hưởng chính sách khuyến công, 100% số đó thuộc địa bàn khó khăn.
Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định xóa đói, giảm nghèo bền vững là một trong những quyết sách quan trọng vì ấm no của nhân dân.
Lai Châu kỳ vọng giảm nghèo bền vững bằng cây sâm

Lai Châu kỳ vọng giảm nghèo bền vững bằng cây sâm

UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch phát triển cây sâm nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc giảm nghèo bền vững từ loại cây này.
Tỉnh Phú Thọ dành nhiều nguồn lực hỗ trợ phát triển cây chè

Tỉnh Phú Thọ dành nhiều nguồn lực hỗ trợ phát triển cây chè

Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cũng như dành nguồn lực đáng kể cho phát triển cây chè.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, 100% các xã miền núi tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế xã, 100% các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá.
Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Huyện Tuần Giáo đặt mục tiêu tỷ lệ nghèo chung toàn huyện giảm từ 5,5% trở lên, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.
Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhờ đó đời sống người dân vùng dân tộc được cải thiện tích cực.
Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Để giảm nghèo đa chiều, các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chương trình cơ chế, chính sách...
Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Dù đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác giảm nghèo, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn đối diện không ít thách thức.
Bộ Công Thương: Đồng hành, hỗ trợ các địa phương miền núi xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương: Đồng hành, hỗ trợ các địa phương miền núi xuất khẩu nông sản

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đồng hành, hỗ trợ các địa phương miền núi xuất khẩu nông sản.
Lồng ghép nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Lồng ghép nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nhờ lồng ghép các nguồn đầu tư, phát huy nội lực trong nhân dân... công tác giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực.
Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

TP. Hà Nội tiếp tục dành các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng tới đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…
Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Quảng Trị: Huy động mọi nguồn lực xây nhà mới cho hộ nghèo

Quảng Trị: Huy động mọi nguồn lực xây nhà mới cho hộ nghèo

Mục tiêu huy động mọi nguồn lực, cùng với nhà nước hỗ trợ xây mới nhà ở cho 3.152 hộ nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều ý kiến được chia sẻ tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi
Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Việc thực hiện chính sách dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Quảng Ngãi: Năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%

Quảng Ngãi: Năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,13%, giảm 4.107 hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3,24%....
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động