Giai đoạn 2022-2025, Quảng Nam phấn đấu giảm gần 12.000 hộ nghèo
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 10/11/2022 - 23:30
Tập trung ở các huyện miền núi
Giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Nam phấn đấu và đặt mục tiêu giảm 11.825 hộ nghèo/33.127 hộ nghèo toàn tỉnh. Riêng trong năm 2022, UBND tỉnh Quảng Nam giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các địa phương là 3.000 hộ nghèo.
Trong đó, số hộ nghèo cần giảm ở khu vực miền núi là 2.779 hộ. Đặc biệt, ở 6 huyện nghèo: Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang là 2.650 hộ.
Chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022 ở một số huyện như: Tây Giang, Đông Giang mỗi huyện phải giảm 450 hộ nghèo; Nam Trà My, Bắc Trà My mỗi huyện phải giảm 500 hộ, Nam Giang là 390 hộ và Phước Sơn là 360 hộ.
![]() |
Người lao động ở các huyện miền núi được tư vấn tìm kiếm việc làm để thoát nghèo bền vững. Ảnh: D.L |
Ở năm đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, các huyện đã đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn vốn phân bổ chậm, việc đầu tư công trình hạ tầng phục vụ dân sinh khó triển khai bởi còn nhiều vướng mắc. Khi vốn được giao thì lại rơi vào mùa mưa bão, gây khó khăn chồng chất.
Ông Nguyễn Văn Lượm - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang thông tin, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia thì chỉ có chương trình giảm nghèo bền vững nằm ở tất cả 10 xã của huyện, còn lại các chương trình khác nằm rải rác. Tây Giang có 8 xã biên giới, với nguồn vốn kế hoạch mỗi xã 2 tỷ đồng/năm, sẽ góp phần tạo nguồn lực để đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Theo bà Trương Thị Lộc - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, thực hiện đa dạng sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo, sở đã giao địa phương phối hợp xây dựng đề án. “Đề án sinh kế giảm nghèo là của địa phương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội không áp đặt thực hiện mô hình gì, vì tùy điều kiện từng địa phương. Quá trình thực hiện có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp văn phòng giảm nghèo tháo gỡ ngay”, bà Lộc thông tin và cho biết thêm, muốn thoát nghèo phải tác động tổng lực vào các chỉ số thiếu hụt, nhất là 3 chỉ số dịch vụ xã hội (trình độ giáo dục cho người lớn, nhà tiêu hợp vệ sinh, chất lượng nhà ở). Chỉ số này ở miền núi thiếu nhiều nhất, nên cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ giải quyết. Phân loại hộ nghèo phải phân tích về sự thiếu hụt 3 chỉ tiêu này để tác động. Về thu nhập thì phải tác động bằng sinh kế, việc làm, sản xuất để nâng dần thu nhập của người dân, đến cuối giai đoạn mới bền vững được.
Giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững
Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam có nhiều đợt làm việc với các huyện miền núi về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình giảm nghèo bền vững. Để triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian đến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đề nghị các huyện rà soát, xác định danh mục cụ thể cho từng công trình, dự án; phân bổ vốn có trọng tâm, trọng điểm, không tràn lan, ưu tiên các công trình, dự án quan trọng; có kế hoạch cụ thể về thời gian giải ngân vốn của các chương trình.
Về chương trình giảm nghèo bền vững, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu được giao từ đầu năm, bởi chỉ tiêu số hộ nghèo giảm là do mỗi huyện căn cứ trên thực tế ở địa phương, đề xuất con số cụ thể, từ đó Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch giao chỉ tiêu giảm nghèo.
![]() |
Quảng Nam hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững |
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025, Quảng Nam hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Đồng thời, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm bình quân hằng năm từ 0,3 - 0,4%/năm trở lên. Trong đó, tỷ lệ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân từ 4-5%/năm; 30% huyện nghèo (02/06 huyện) thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tin mới nhất

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng
Tin cùng chuyên mục

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc
