Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Chăm sóc sức khỏe người dân là nhiệm vụ cao cả của ngành y tế. Với một địa phương còn khó khăn như Hà Giang, nhiệm vụ này còn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Sở Y tế Hà Giang: Đấu thầu mua sắm hơn 11 tỷ đồng thiết bị y tế chống dịch Covid-19

Chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân

Thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, nhiệm vụ cấp bách của ngành Y tế Hà Giang là tiếp tục phòng chống dịch COVID- 19, Sở Y tế tỉnh đã chuẩn bị các kịch bản, sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Đồng thời, triển khai hiệu quả chương trình nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm dựa vào cộng đồng.

Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh, các bệnh viện công lập, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong chẩn đoán, thăm khám và điều trị bệnh cho người dân. Tăng cường trao đổi, hỗ trợ, đào tạo cán bộ trực tuyến với các bệnh viện Trung ương. Không ngừng đầu tư nâng cao hạ tầng y tế cơ sở để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng.

Đơn cử, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang hiện có 40 khoa, phòng, trên 450 viên chức, người lao động, 130 bác sĩ. Hai năm qua, bệnh viện đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện mục tiêu kép từ khám, chữa bệnh cho nhân dân đến truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị, cập nhật diễn biến dịch Covid-19. Cùng với đó, Bệnh viện đã tập trung đầu tư, tiếp nhận và triển khai ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các kỹ thuật mới đã đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao.

Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Trong điều kiện hạn hẹp của tỉnh, Hà Giang đã phải tranh thủ các nguồn lực đầu tư (trung ương, dự án) để tập trung cho y tế cơ sở. Giai đoạn vừa qua, y tế Hà Giang được thụ hưởng hoặc cùng các ngành tham gia thực hiện các đề án, dự án quan trọng như: Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở tỉnh Hà Giang, Dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng tầm vóc người DTTS, Chương trình hỗ trợ ngành y tế của Liên minh Châu Âu, Dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng sông Mê kông mở rộng…

Cùng với sự hỗ trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp, Hà Giang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế theo hướng “xanh - sạch - đẹp”; bổ sung trang thiết hiện đại, tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa tự động nhiều thông số, hệ thống máy chụp CT- Scan đa dãy, hệ thống phẫu thuật nội soi, hệ thống máy thận nhân tạo…; tăng cường vật tư, hoá chất, sinh phẩm cho công tác y tế dự phòng.

Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị trong ngành theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, đến 31/12/2020, Hà Giang hiện chỉ còn 11 bệnh viện (03 bệnh viện đa khoa khu vực và 8 bệnh viện đa khoa tuyến huyện), 11 Trung tâm y tế tuyến huyện/thành phố; 11 Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; 18 Phòng khám đa khoa khu vực và 175 Trạm y tế xã/phường/thị trấn (bao phủ đến 193/193 xã phường thị trấn trong toàn tỉnh).

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế cũng đặc biệt chú trọng. Sở Y tế tỉnh tiếp tục làm việc với các Trường Đại học Y - Dược (Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng…), tranh thủ các chương trình, dự án của Bộ áp dụng nhiều hình thức đào tạo (theo địa chỉ, liên thông, chính quy) cử hàng trăm lượt cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (chú trọng các trình độ chuyên sâu, các bác sĩ CKII, CKI, Thạc sĩ, đại học). Đến nay, toàn tỉnh trung bình có 10,5 bác sĩ trên 10 nghìn dân và 0,91 dược sĩ đại trên 10 nghìn dân (bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân), 5,9 cán bộ/trạm y tế xã.

Nâng cao hiệu quả y tế cơ sở

Để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động. Các cơ sở y tế đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện đã triển khai hội chẩn, khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương (Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi trung ương) và giữa các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Điều này mang lại hiệu quả rất rõ rệt trong công tác khám chữa bệnh cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ y bác sĩ.

Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Nhờ vậy, nhiều kỹ thuật mới được triển khai thực hiện ở tuyến cơ sở, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng lên. Nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng, nhất là y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu y tế – dân số được triển khai đầy đủ, đồng bộ và có hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV AIDS... tiếp tục duy trì.

Ngành Y tế Hà Giang: Nỗ lực hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang vẫn duy trì 100% xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Công tác khám chữa bệnh được thực hiện tốt. Công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện công lập đạt trên 97%. Nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật đã được triển khai ngay tại bệnh viện trong tỉnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến đến các bệnh viện Trung ương. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đòi hỏi ngành y tế nói chung và mỗi cán bộ, y, bác sĩ nói riêng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh.

Nhờ chú trọng, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Năng lực dự phòng của tuyến y tế cơ sở được nâng cao, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ giỏi đã góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, tạo sự hài lòng cho người dân.

Xuân Lập

Tin mới nhất

Yên Bái: Kích hoạt giải pháp hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Kích hoạt giải pháp hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều xuống còn 6,87%, tỉnh Yên Bái đã kích hoạt hàng loạt các giải pháp.
Hà Giang:

Hà Giang: 'Thúc' người dân đổi mới tư duy thoát nghèo

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2025, tỉnh Hà Giang tiếp tục các giải pháp giúp người nghèo đổi mới tư duy thoát nghèo.
Thanh long Bình Thuận: Trái ngọt từ hành trình giảm nghèo

Thanh long Bình Thuận: Trái ngọt từ hành trình giảm nghèo

Không chỉ là cây đặc sản vùng đất nắng gió, thanh long Bình Thuận đang trở thành điểm tựa sinh kế, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ dân.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế

Vĩnh Phúc: Ưu tiên hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế

Năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.
Sâm Lai Châu: Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững

Sâm Lai Châu: Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững

Không chỉ là “vàng xanh” của đại ngàn Tây Bắc, sâm Lai Châu đang trở thành động lực xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Mobile VerionPhiên bản di động