Quế Bình Liêu: ‘Vàng xanh’ giúp bà con dân tộc làm giàu
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ năm, 17/04/2025 - 19:01
Ngan đen- đặc sản vùng cao Bình Liêu Có một Bình Liêu níu chân người Bình Liêu (Quảng Ninh): Nâng cao giá trị cây dong riềng |
Cây quế mở lối thoát nghèo cho đồng bào Bình Liêu
Bình Liêu là huyện biên giới vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, nơi núi rừng đại ngàn và văn hóa dân tộc hòa quyện. Là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh Quảng Ninh, với các dân tộc chủ yếu như Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu....
Với đặc thù của một huyện miền núi “đất rộng, người thưa”, điều kiện khí hậu đất đai đa dạng, phù hợp với khả năng phát triển lâm - nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp chế biến theo hệ sinh thái đa dạng miền núi. Từ chỗ là một huyện nghèo, Bình Liêu đang dần vươn mình thành điểm sáng trong phát triển kinh tế ở vùng Đông Bắc của Quảng Ninh. Trong sự đổi thay đó, cây quế không chỉ là một loại cây trồng mà đã trở thành “hạt nhân” trong chiến lược phát triển kinh tế xanh, kinh tế lâm nghiệp bền vững của huyện Bình Liêu.
![]() |
Bà con dân tộc thiểu số Bình Liêu thu hoạch quế. Ảnh: Mỹ Dung |
Thời gian qua, cây quế là một trong loại cây đặc sản có giá trị kinh tế giúp bà con miền biên viễn thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương. Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người tại huyện đã đạt 75,5 triệu đồng/năm.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bình Liêu, toàn huyện hiện có 690 ha trồng quế tại 7 xã, trong đó riêng xã Húc Động đã chiếm tới 412 ha, với gần 500 hộ dân gắn bó với nghề trồng quế. Cây quế không chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cao mà còn có giá trị kinh tế cao: từ vỏ, cành, lá, thân gỗ đến tinh dầu, sản phẩm phụ như hạt giống... đều có thể tận dụng.
Hiện, giá trị trung bình 1ha quế sau 15 năm có thể đạt khoảng 580 triệu đồng. Lợi nhuận trung bình mỗi năm đạt khoảng 40 triệu đồng/ha, cao gấp hơn hai lần so với trồng cây gỗ khác. Hiện nay, 1kg vỏ quế khô có thể bán với giá từ 45.000 - 47.000 đồng.
Hàng năm, từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch, các hộ dân trồng quế ở Bình Liêu buóc vào mùa thu hoạch vụ xuân. Vào thời điểm này, những cánh rừng quế của huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) luôn tấp nập, rộn ràng tiếng cười nói của đồng bào dân tộc Bình Liêu tham gia thu hoạch quế.
![]() |
Nhiều hộ dân của Bình Liêu cải thiện thu nhập nhờ cây quế. Ảnh: Nguyễn Quý |
Nâng tầm giá trị cho cây quế
Không chỉ dừng ở sản xuất nguyên liệu thô, huyện Bình Liêu đang từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ để nâng tầm giá trị cây quế, hướng đến mô hình quế hữu cơ có chứng nhận quốc tế. Đây được xem là "chìa khóa" để mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Bình Liêu cũng đang tập trung tuyên truyền để người dân chuyển đổi diện tích trồng quế theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nhằm tăng cơ hội để quế Bình Liêu vươn xa hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp tại châu Âu, Ấn Độ và Trung Đông – những nơi có nhu cầu lớn về tinh dầu, gia vị và dược liệu tự nhiên.
Tại xã Húc Động – vùng quế trọng điểm của huyện Bình Liêu, mô hình trồng quế hữu cơ đã được triển khai trên 100ha, có sự phối hợp giữa nông dân và doanh nghiệp trong mô hình liên kết "4 nhà". Chính quyền địa phương đóng vai trò cầu nối, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm soát chất lượng và kết nối thị trường. Người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh theo hướng hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, và được tập huấn về thu hoạch, sơ chế theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã có 6 cơ sở thu mua, sơ chế quế, tuy còn nhỏ lẻ nhưng đang tạo nền móng cho hình thành các cụm công nghiệp chế biến tinh dầu quế, tăng giá trị gấp nhiều lần so với bán nguyên liệu thô. Bình Liêu cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư vào chế biến sâu, đồng thời đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Quế Bình Liêu” gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc để chinh phục thị trường quốc tế.
Phát triển đầu ra bền vững
Là huyện miền núi rẻo cao, phần lớn là dân tộc thiểu số, cách xa trung tâm kinh tế-chính trị, thương mại, công nghiệp và đô thị của tỉnh. Địa hình bị chia cắt phân dị phức tạp, cùng với sự biến đổi khí hậu, hay sảy ra lũ quét, sạt lở đất gây trở ngại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, hạn chế trong việc tiếp cận khoa học, công nghệ, giao lưu kinh tế cũng như sự thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, năm 2025, huyện Bình Liêu đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, với thu nhập bình quân 100 triệu đồng/người/năm – một con số đầy kỳ vọng ở một huyện vùng cao. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bình Liêu đang đang triển khai hàng loạt giải pháp, như: Giao đất giao rừng để người dân yên tâm đầu tư sản xuất; mở rộng diện tích trồng quế có chủ; đào tạo đội ngũ nông dân nòng cốt, chuyển giao khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào trồng quế theo chuẩn sạch và hữu cơ.
Bên cạnh đó, để mở rộng đầu ra, nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm quế, huyện Bình Liêu đang tích cực triển khai các giải pháp kết nối cung – cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Trong đó, địa phương chú trọng xây dựng thương hiệu quế Bình Liêu, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm tăng độ tin cậy và sức cạnh tranh.
Ngoài ra, địa phương cũng phối hợp với các đơn vị xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ nông sản, tuần hàng OCOP, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Cùng với đó là thúc đẩy hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở thu mua quế, đưa sản phẩm quế lên các sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường.
Về dài hạn, Bình Liêu định hướng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu như chiết xuất tinh dầu quế, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và gia vị cao cấp từ quế. Đây là bước đi chiến lược nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài chuỗi giá trị, hướng đến tiếp cận các thị trường tiềm năng.
Huyện Bình Liêu có vị trí địa lý thuận lợi là thế mạnh về giao thương kinh tế-xã hội với các địa phương trong và ngoài nước; có cửa khẩu quốc tế Hoành Mô, Thác Khe Vằn, Thác Khe Tiền, thác Sông Moóc, Đình Lục Nà, bãi đá Cao Ba Lanh, Điểm du lịch Cột mốc 1305, ruộng bậc thang hùng vĩ tại các bản Sông Moóc A, Sông Moóc B (xã Đồng Văn), Cao Thắng (xã Lục Hồn)... là tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội. |
Tin mới nhất

Dấu ấn người trẻ trên hành trình đổi mới nông thôn
Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Nghề xưa ‘mở lối’ du lịch cộng đồng Hoài Khao

Người Thái khởi nghiệp du lịch cộng đồng giữa lòng hồ

Vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó nhờ cây sắn dây

Mỹ Lung đổi thay nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Đòn bẩy giảm nghèo từ đặc sản bản địa

Nghề nuôi hươu sao: Mở triển vọng cho người dân Pom Lót

Dệt thổ cẩm – Dệt nên hành trình giảm nghèo bền vững

Longform | Ngát hương trầm trên núi Hương Khê

Điện Biên: ‘Công thức vàng’ từ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

Tủa Chùa - nơi người Mông ‘xẻ’ đá trồng ngô, ‘dựng’ tương lai

Cây gai xanh ‘nở hoa’ nơi rẻo cao

Bản Nà Sự ‘thay da đổi thịt’ nhờ mô hình homestay

Vẽ sáp ong trên vải lanh: Nghề người Mông giữa hội nhập

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững
