Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới
Xúc tiến thương mại Thứ hai, 14/04/2025 - 17:27
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ |
Thúc đẩy thương mại từ bản làng vùng cao
Tỉnh Bắc Kạn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao… với sản vật phong phú. Việc tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là câu chuyện gìn giữ bản sắc, văn hóa và sinh kế bền vững.
![]() |
Bắc Kạn là địa phương có nhiều sản phẩm của bà con đồng bào (Ảnh: Đ.Kiên) |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Bắc Kạn, triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Bắc Kạn đã từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình thương mại hai chiều, đáp ứng mục tiêu vừa tiêu thụ sản phẩm địa phương, vừa cung ứng hàng thiết yếu cho đồng bào.
Nổi bật là việc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn triển khai Hợp đồng số 03.2023.DTTS/TTTN-SCTBK ký với Bộ Công Thương. Dự án hỗ trợ xây dựng một mô hình thương mại hai chiều tại xã Quân Hà (huyện Bạch Thông), tổng kinh phí hơn 307 triệu đồng. Mô hình đã góp phần kết nối các sản phẩm đặc trưng vùng cao như miến dong, chè shan tuyết, nấm hương, gạo nếp, bí xanh thơm, dược liệu... đến với người tiêu dùng, đồng thời cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống tại chỗ.
Để mô hình hoạt động hiệu quả, Sở Công Thương Bắc Kạn đã hỗ trợ điểm bán của cơ sở Trương Văn Phấn nhiều hạng mục quan trọng. Trong đó có hệ thống biển hiệu (gồm biển chính trong và ngoài gian hàng, biển led nhấp nháy), tủ kính, giá kệ trưng bày sản phẩm phân loại rõ ràng, gọn gàng và bắt mắt.
Công tác quảng bá cũng được đẩy mạnh thông qua việc in 3.000 tờ rơi, 150 cuốn catalogue giới thiệu sản phẩm vùng cao, truyền thông trên Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đồng thời, hoạt động kết nối sản phẩm với các đơn vị sản xuất, kinh doanh địa phương được tổ chức ngay tại Hội nghị khai trương mô hình.
Đặc biệt, ngày 01/12/2023, hội nghị tập huấn do Sở Công Thương tổ chức đã trang bị cho 54 đại biểu – là các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất – kiến thức về kỹ năng tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hóa thiết yếu và ứng dụng thương mại điện tử. Các học viên được hướng dẫn tạo gian hàng, viết bài bán hàng trên mạng xã hội – điều vốn rất xa lạ với đồng bào miền núi trước đây.
Điểm nhấn của mô hình là khả năng thích ứng với xu thế thương mại hiện đại. Việc kết nối sản phẩm vùng cao với thương mại điện tử, mạng xã hội mở ra kênh tiêu thụ linh hoạt, tiết giảm chi phí, mở rộng thị trường vượt ra khỏi địa bàn tỉnh.
![]() |
Quảng bá sản phẩm vùng cao gắn với du lịch (Ảnh minh hoạ) |
Cùng với đó, hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm 100% sản xuất trong nước, dưới sự giám sát của Sở Công Thương. Báo cáo cho thấy, doanh thu tại điểm bán đã tăng 15-20% sau khi mô hình đi vào hoạt động.
Bắc Kạn cũng đẩy mạnh triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm đặc trưng của bà con vùng dân tộc thiểu số. Ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, cho biết thời gian qua, Sở Công Thương đã iệc triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nhận được sự hưởng ứng của đa số người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng hàng Việt. Người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã từng bước thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng hàng hóa, ngày càng tin tưởng và lựa chọn sử dụng hàng Việt Nam, hàng do các doanh nghiệp, hợp tác xã Bắc Kạn sản xuất.”
Tạo lực đẩy mới cho sản phẩm địa phương
Từ thực tế của doanh nghiệp, bà Ma Thị Ninh – Giám đốc Hợp tác xã Yến Dương, người đang dẫn dắt một trong những HTX tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn, chia sẻ: “Hiện các sản phẩm của hợp tác xã đã xuất hiện trên kệ các siêu thị lớn như Big C, WinMart, Sói Biển, Bác Tôm… Nhờ đó sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến, tốc độ tiêu thụ tốt hơn”.
![]() |
Sản phẩm của Hợp tác xã Yến Dương được chế biến và tiêu thụ ở nhiều kênh phân phối (Ảnh: Lê Dung) |
Tuy nhiên, điểm yếu của việc này hiện nay chính là HTX không được trực tiếp ký kết hợp đồng mà chỉ thông qua một số đối tác trung gian. Lý do là bởi công tác vận chuyển hàng hoá từ khu vực xa xôi đến các hệ thống siêu thị hiện còn gặp nhiều khó khăn, buộc phải qua một đơn vị trung gian. Chưa kể, hàng hoá của đồng bào có chất lượng tốt nhưng đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu gom nhiều mặt hàng, hoặc một mặt hàng từ nhiều nhà cung cấp. Việc này nhà bán lẻ đôi khi không thực hiện được mà cần một đơn vị trung gian.
Trường hợp của HTX Yến Dương cho thấy bài toán không nằm ở “đầu vào chất lượng” – mà là nút thắt phân phối. Khi các chủ thể sản xuất không làm chủ được hợp đồng tiêu thụ, thì lợi nhuận, thương hiệu và tính ổn định thị trường đều bị “treo lơ lửng”.
Chính vì vậy, mô hình thương mại hai chiều đã trở thành điểm nhấn về thương mại của địa phương, tạo không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông – lâm nghiệp vùng cao, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gắn kết thương mại với du lịch và văn hóa.
Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, Bắc Kạn vẫn đối mặt với những khó khăn. Kinh phí nhân rộng mô hình còn hạn chế, chủ yếu trông chờ ngân sách trung ương. Sở Công Thương tỉnh đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ để triển khai các mô hình tương tự tại nhiều địa phương khác trên toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, vẫn cần đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo cho người dân kỹ năng kinh doanh, chuyển đổi số, bảo quản và đóng gói sản phẩm theo chuẩn thương mại.
Việc xây dựng mô hình thương mại hai chiều tại Bắc Kạn không chỉ giúp đồng bào tiêu thụ sản phẩm, mà còn kết nối hiệu quả giữa sản xuất – tiêu dùng – xúc tiến thương mại. Đây là một trong những giải pháp thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu kép: phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong giai đoạn tới (2026-2030), Bắc Kạn tiếp tục đặt mục tiêu nâng cấp 24 chợ, xây mới 9 chợ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tập huấn, quảng bá, từng bước xây dựng hệ sinh thái tiêu thụ bền vững, khép kín cho nông sản vùng cao. |
Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi
