Nghệ An: Thúc đẩy thương mại biên giới, miền núi

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thúc đẩy thông thương, kiểm soát phòng dịch qua cửa khẩu Khôi phục hoạt động giao thương tại 100% cửa khẩu Việt - Lào

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào nói chung, tỉnh Nghệ An với các địa phương nước bạn Lào nói riêng. Tuy nhiên, tại tỉnh Nghệ An, thương mại biên giới vẫn chiếm quy mô nhỏ, thiếu ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng.

Kinh tế biên mậu còn hạn chế

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu trong những năm qua tăng trưởng đều, năm sau cao hơn năm trước và chủ yếu tập trung nhiều nhất tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Quy mô thương mại biên giới ở Nghệ An còn quá nhỏ so với tổng kim ngạch thương mại của địa phương này (Cửa khẩu Quốc tế Nậm cắn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)

Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, các Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (H. Kỳ Sơn), Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (H. Thanh Chương), đã có sự gia tăng về nhanh về kim ngạch, trong đó, chủ yếu là các mặt hàng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, rơm từ cây ngũ cốc, tro bay, dầu thực vật, nhựa đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi, gạo tẻ, nhiên liệu diesel dùng cho ô tô...

Nhiều năm qua, dân cư 2 miền biên giới qua lại, trao đổi, mua bán chủ yếu qua các chợ như chợ Đin Đăm (tỉnh Bôlykhămxay), chợ Thanh Thủy (Thanh Chương), chợ Thông Thụ (Quế Phong), chợ Nậm Cắn (Kỳ Sơn)… Kể từ khi được mở trở lại đến nay, mỗi phiên chợ diễn ra đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, mua sắm và giao lưu, tìm hiểu văn hóa.

Ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, chợ phiên biên giới Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn được mở lại từ dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2022. Chợ họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần nhờ đó lượng khách du lịch qua lại huyện Kỳ Sơn đang tăng lên đáng kể.

Cư dân biên giới tại khu vực cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn ở huyện Kỳ Sơn, có nhiều hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa với cư dân biên giới của Lào. Tuy nhiên, số lượng và giá trị nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng biên.

Ông Nguyễn Hữu Minh cho biết thêm, việc trao đổi mua bán của cư dân biên giới thông qua các chợ xã biên giới rất hạn chế, do điều kiện về địa lý không thuận tiện.

Mặt khác, do mật độ cư dân sinh sống tại khu vực giáp biên giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh phía Lào còn thưa thớt nên việc giao thương, trao đổi mua bán của cư dân biên giới còn nhỏ lẻ, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng cho gia đình như: thực phẩm, bột giặt, nước rửa chén, đồ nhựa, mì ăn liền, trái cây, khoai sọ...

Theo Sở Công Thương Nghệ An, hàng năm tỉnh cũng đã thành lập các đoàn gồm nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đầu tư tại Lào nhằm giới thiệu, đưa sản phẩm có chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng Lào. Đến nay, có 90 doanh nghiệp của Nghệ An trực tiếp đầu tư, kinh doanh vào thị trường Lào trên các lĩnh vực: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, du lịch lữ hành, kinh doanh xe tải nhỏ, kinh doanh nông, thủy sản, hàng tiêu dùng, vận tải kho bãi… với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD.

Trong giai đoạn 2019 – 2022, để thúc đẩy kim ngạch xuất, nhập khẩu và tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình thông quan hàng hóa, UBND tỉnh Nghệ An đã và đang từng bước đầu tư, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cửa khẩu; hệ thống kho bãi, vận tải, logistics… bố trí lực lượng tại hệ thống cửa khẩu, lối mở đảm bảo cho quá trình xuất, nhập khẩu và nhiều lần hội đàm với chính quyền các tỉnh biên giới Lào để đề xuất nâng cấp một số cặp cửa khẩu phụ, lối mở. So với những năm trước đây, cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới nhìn chung được cải thiện rất nhiều.

Thúc đẩy phát triển thương mại biên giới

Nghệ An có đường biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bôlykhămxay của nước CHDCND Lào. Điều kiện này thuận lợi cho việc thông thương, phát triển kinh tế giữa Nghệ An với các địa phương nước bạn. Không chỉ với Lào mà qua đó còn kết nối, thông thương hàng hóa với các nước như Thái Lan, Myanmar…

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Cần nâng cấp, mở mới các khu kinh tế cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu phát triển

Giữa Việt Nam - Lào có 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ. Riêng tỉnh nghệ An 5 cửa khẩu, gồm Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (H. Kỳ Sơn), Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (H. Thanh Chương), 3 cửa khẩu phụ tại Cao Vều (H. Anh Sơn), Thông Thụ (H. Quế Phong), Tam Hợp (H. Tương Dương) và nhiều lối mở dọc các huyện biên giới. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương.

Ông Hoàng Minh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công Thương cho biết, từ năm 2018 đến quý 1 năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Nghệ An và Lào đạt 139,1 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 132,3 triệu USD, nhập khẩu đạt 6,8 triệu USD. Hàng trăm nghìn lượt người và phương tiện qua lại để thăm thân, làm việc, trao đổi, mua, bán hàng hóa, tham quan du lịch.

Trong đó, chỉ tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 10/8/2022 tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã có 102 doanh nghiệp, trong đó, có 71 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, 31 doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan tự động. Cũng trong khoảng thời gian này, đã có 13.516 phương tiện vận tải làm thủ tục xuất, nhập cảnh, trong đó, có 6.976 phương tiện nhập cảnh và 6.540 phương tiện làm thủ tục xuất cảnh; kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 21,7 triệu USD.

Theo Sở Công Thương Nghệ An, thời gian qua, trên cơ sở các Hiệp định Thương mại song phương được ký kết và các văn bản pháp luật được Chính phủ Việt Nam ban hành, tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương có cửa khẩu tổ chức thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, thương nhân hai bên trao đổi, mua bán, xuất, nhập khẩu hàng hóa. Công tác thông quan hàng hóa, phương tiện, xuất, nhập cảnh… phối hợp thực hiện thuận lợi.

Cùng với đó, hai bên cùng phối hợp, đề xuất Bộ Công Thương lập quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới chung giữa hai nước Việt Nam – Lào giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hiện đang khảo sát, lập kế hoạch đầu tư xây dựng một số chợ cửa khẩu, chợ biên giới, trong đó, có chợ biên giới Thanh Thủy đang từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng với diện tích 12,8 ha.

Ông Cao Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho rằng, tiềm năng hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam – Lào nói chung và Nghệ An và các tỉnh của Lào nói riêng còn dư địa rất lớn. Điều quan trọng là cần phải biến các tiềm năng, lợi thế thành động lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa hai bên biên giới.

Ông Cao Minh Tú nhấn mạnh, hoạt động thương mại Việt Nam-Lào, nhất là thương mại biên giới, miền núi đã tạo điều kiện để các tỉnh giáp biên giới khai thác, phát huy thế mạnh và tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động. Đồng thời, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa nhân dân hai nước; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, cải thiện đời sống, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới.

(Còn nữa)

Hoàng Trinh - Tùng Chi

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động