Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thảo luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ bổ sung đánh giá kết quả, tình hình thực hiện kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đã bổ sung và làm rõ thêm những thành tựu, kết quả và những triển khai của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và cập nhật tình hình khắc phục những khó khăn trong đại dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu thảo luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Làm rõ thêm một số vấn đề phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, thứ nhất, trong đánh giá về thu hút lao động tự do quay lại các khu, cụm công nghiệp, các khu vực sản xuất ở các địa phương có một số không nhỏ là lao động người dân tộc thiểu số các địa phương do tác động của dịch bệnh khi quay về địa phương chưa có xu hướng quay trở lại, vì tâm lý e ngại, tâm lý lo lắng bị ảnh hưởng, khả năng ổn định khi quay lại với công việc và sinh kế khi quay trở lại những khu, cụm công nghiệp hay những nơi mình lao động trước đây.

Điều này gây gánh nặng cho các địa phương nơi đồng bào dân tộc thiểu số cư trú trong việc ổn định và đảm bảo các yếu tố sinh kế, nhất là trong điều kiện chúng ta triển khai các chương trình gói hỗ trợ đang tập trung nhiều vào các khu vực thu hút lao động để tập trung sản xuất công nghiệp, sản xuất tập trung, còn các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn thì điều này chưa được triển khai một cách đầy đủ và rõ nét.

Thứ hai, trong chỉ tiêu như Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội phân tích về bao phủ bảo hiểm y tế mức độ khó đạt theo yêu cầu. Qua khảo sát Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, chúng tôi nhận thấy trong thực hiện chính sách về phân định theo trình độ phát triển có yếu tố những xã đạt nông thôn mới sẽ ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy sẽ gây ảnh hưởng vì những xã đặc biệt khó khăn được hưởng cấp phát chế độ bảo hiểm y tế. Trước đây khi đạt nông thôn mới không có điều kiện đó, nhưng hiện nay áp dụng phân định theo trình độ phát triển thì có điều kiện này.

Trong đó, tỷ lệ bà con người đồng bào thiểu số còn khá nhiều. Ngoài số hộ nghèo được thụ hưởng, số còn lại không được hưởng tiêu chuẩn này và không có nghĩa rằng lên nông thôn mới thì người ta đã khá giả ngay, phải có thời gian chuyển tiếp.

Điều này ảnh hưởng tâm lý cũng như khả năng để người ta tiếp tục thực hiện mua bảo hiểm y tế, nhất là những gia đình đông con và những người già thì khó có điều kiện mua để đảm bảo. “Tôi đề nghị Chính phủ quan tâm trong xây dựng chính sách, có đánh giá rà soát quá trình thực hiện để chúng ta có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Thứ ba, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã ban hành hơn 2 năm. Chính phủ đã triển khai các bước, có Ban chỉ đạo và hướng dẫn một số nội dung, tuy nhiên đến nay trong 10 dự án thành phần hiện nay mới có một nội dung có nghị định hướng dẫn cho Ngân hàng Chính sách xã hội về hỗ trợ đối tượng cho vay. 9 nội dung còn lại chúng ta vẫn đang trong quá trình triển khai.

Bà con rất trông chờ, tin tưởng có những hỗ trợ, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không thể triển khai các nguồn. Hiện nay, chúng ta đang trình Thường vụ Quốc hội về phần đầu tư công trong xây dựng cơ bản, còn phần sự nghiệp thì hiện nay chưa triển khai. Đây là yếu tố cần phải có sự quan tâm kịp thời và đồng bộ, tránh việc chúng ta đưa chính sách rất tốt, tổng thể vĩ mô nhưng khi tổ chức thực hiện cụ thể thì bị chậm hoặc không đồng bộ - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Thứ tư, hiện nay đang có tình trạng về việc thiếu thuốc cục bộ và thiếu một số sinh phẩm ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và một số địa phương do khó khăn và vướng mắc trong việc thực hiện đấu thầu thuốc, người dân, đặc biệt là bà con vùng dân tộc thiểu số khi chuyển lên tuyến trên thường phải cùng với bệnh viện mua thêm thuốc. Theo đó, đề nghị Chính phủ có sự quan tâm trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung này cho kịp thời.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động