Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều ý kiến được chia sẻ tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Năm 2023, Quảng Nam đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 3%

Ngày 19/4, tại tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025).

Tham dự hội thảo có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Về phía các tỉnh, thành phố, có đại diện lãnh đạo ban dân tộc của 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, trung du và miền núi phía Bắc.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Quang cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay, cách làm mới trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình. Cụ thể, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo cơ chế đặc thù; kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; giải pháp thực hiện chính sách và tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số vấn đề cần quan tâm để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025…

Phát biểu tại hội thảo, ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đóng vai trò rất quan trọng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội thảo

Việc phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là đóng góp quan trọng trong công tác dân tộc. Lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, với đặc thù là một Chương trình mục tiêu mới, được triển khai trên một địa bàn rộng, tập trung vào nhóm đối tượng đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, địa hình phức tạp và bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung, sinh kế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế như hiện nay.

Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương cũng thẳng thắng nhìn nhận việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần phải có sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương.

Qua Hội thảo lần này, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành mong muốn các địa phương cùng tư duy, sáng tạo những cách làm mới, những phương pháp hiệu quả để có được những định hướng ban đầu quan trọng cho quá trình thiết kế, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho giai đoạn 2026-2030.

Ủy ban Dân tộc cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương và cơ quan công tác dân tộc tại địa phương, đặc biệt là khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ quyết tâm thực hiện thắng lợi và hoàn thành 100% các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, ông Hầu A Lềnh yêu cầu các địa phương tập trung giải ngân nguồn vốn của Chương trình. Ban dân tộc các địa phương cần tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện... trong triển khai đồng bộ các dự án.

Từ ngày 17/4 – 21/4, đoàn công tác Ủy ban dân tộc sẽ đi kiểm tra, giám sát, đánh giá năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Đoàn công tác gồm có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị cùng đại diện Bộ, ngành, cơ quan trung ương…

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Hải Phòng: Kiểm soát chặt hoạt động giết mổ tại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023

Việc quản lý giết mổ và bán thịt trâu sẽ được chính quyền địa phương kiểm soát chặt trong thời gian diễn ra lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ

Sau vụ cháy xảy ra tại chung cư mini ở Hà Nội, TP. Thanh Hóa đã tăng cường công tác quản lý về phòng cháy chữa cháy các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ.
Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Quảng Ngãi: Thông qua quy hoạch Khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ rộng gần 3.400 ha

Mục tiêu xây dựng Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Thanh trở thành một trong những khu công nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của Khu kinh tế Dung Quất.
Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Lợi thế là địa phương có nhiều sản phẩm nông sản miền núi, sản phẩm OCOP có thế mạnh, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để xúc tiến tiêu thụ nông sản.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hơn 50 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động, điều kiện kinh doanh thương mại điện tử… được giải đáp tại hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Gia Lâm

Sáng 22/9, tại kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua tờ trình của UBND TP Hà Nội về đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận.
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại Thái Bình

Chủ trương của Kiểm toán nhà nước là vừa kiểm toán, vừa chia sẻ với địa phương, qua đó kiến nghị với cấp trên và cùng với địa phương tháo gỡ khó khăn.
Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Quyền lợi của hàng trăm công nhân Công ty TNHH HUE VINA ở Nam Định giải quyết thế nào?

Theo kinh nghiệm, 113 công nhân ở Nam Định nên ủy quyền cho cơ quan chức năng để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH HUE VINA.
Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Đồng Nai đang tích cực triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp qua việc chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.
Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Đồng Tháp: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố thực hiện tốt các chỉ đạo về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 có quy mô 250-300 gian hàng.

Sở Công Thương Bình Thuận sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023
Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung: Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 29 bộ, ngành, địa phương.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tổ chức, đảng viên bị đề xuất kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng

Thông tin chiều ngày 21/9, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức, đảng viên trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

TP. Hồ Chí Minh quản lý việc cấp phép, thu phí sử dụng tạm thời lòng đường như thế nào?

Sở Giao thông Vận tải công khai việc cấp phép, sử dụng lòng đường, hè phố trên toàn TP.HCM bằng phần mềm quản lý, để người dân có thể giám sát, theo dõi.
Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Du thuyền Indochine Premium vừa được ra mắt, mang lại cơ hội trải nghiệm mới về di sản, văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tới du khách.
Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

Thanh Hóa: Hơn 50 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai chương trình ưu đãi, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu

Trong công văn mới nhất, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đề nghị doanh nghiệp chia sẻ nguồn cung để không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu ra thị trường.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 -2025

Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch số 172 /KH-UBND đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023-2025.
Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Hải Phòng: Xếp hàng, ngủ gật... chờ mua bánh trung thu

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp Tết Trung thu, các cửa hàng bánh trung thu ở Hải Phòng lại kín người mua, đặc biệt là những thương hiệu bánh nổi tiếng.
Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Quảng Ninh: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Quảng Ninh tham gia hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023.
Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn khuyến công đã thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tại tỉnh Quảng Nam.
Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, mở lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho cho đồng bào dân tộc Mông ở xã Trung Lý.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có những khởi sắc. Trong 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh này ước tăng 7,93%.
Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù

Hàng trăm công nhân Nam Định bị nợ lương: Tổng Giám đốc bỏ về nước, đối tác liên danh đang ngồi tù

Tổng Giám đốc Công ty TNHH HUE VINA được xác định đã rời Việt Nam, bỏ về Hàn Quốc từ lâu. Trong khi đối tác liên danh là người Việt đang chấp hành án phạt tù.
Hà Nội: Chi tiết các công trình sai phép, không phép tại quận Thanh Xuân

Hà Nội: Chi tiết các công trình sai phép, không phép tại quận Thanh Xuân

Trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đang tồn tại nhiều công trình sai phép, không phép, có vi phạm đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động