Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An Quảng Nam: Đồng bào dân tộc thiểu số sớm thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi Nghệ An: Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thoát nghèo

Điện Biên là một trong những tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước, với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa. Làm thế nào để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con một cách bền vững? Để hiểu rõ hơn về những giải pháp và định hướng trong thời gian tới, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Vũ Văn Công - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Điện Biên.

Tháo gỡ những rào cản

Thưa ông, xin ông điểm qua đôi nét về tình hình phát triển kinh tế xã hội của bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên hiện nay ra sao? Những khó khăn lớn nhất đang cản trở sự phát triển của bà con là gì, thưa ông?

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa
Ông Vũ Văn Công - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Điện Biên.

Ông Vũ Văn Công: Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh. Mặc dù những năm qua, đời sống của người dân đã có sự cải thiện đáng kể nhờ các chương trình hỗ trợ của Trung ương và địa phương, nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn trên 40%. Đặc biệt, tại một số xã vùng sâu, vùng xa, con số này có thể lên đến 50 - 60%.

Những thách thức lớn nhất mà chúng tôi nhận thấy bao gồm điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất canh tác ít, nguồn nước không ổn định; trình độ sản xuất của bà con còn thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng; và đặc biệt là vấn đề vốn để đầu tư sản xuất vẫn là rào cản lớn. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Trình độ lao động chưa cao, kỹ năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế cũng là một rào cản lớn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, do địa hình chia cắt, một số bản làng vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh kế của bà con.

Theo ông, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển kinh tế và đời sống bền vững của vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

Ông Vũ Văn Công: Sự phát triển bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số phụ thuộc vào ba yếu tố cốt lõi: Chính sách của nhà nước, sự tham gia của doanh nghiệp và nỗ lực từ chính người dân. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ, đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào phát triển kinh tế. Doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất nông nghiệp, đầu tư vào các sản phẩm thế mạnh của địa phương như gạo Điện Biên, chè shan tuyết, mắc ca để giúp bà con tiêu thụ sản phẩm với giá trị cao hơn. Người dân cần thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ động học hỏi để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hướng đi mới trên con đường phát triển bền vững

Thời gian qua, Sở Dân tộc và Tôn giáo đã và đang triển khai những giải pháp gì để cải thiện thu nhập cho đồng bào, thưa ông?

Ông Vũ Văn Công: Chúng tôi xác định rằng để đồng bào có thể thoát nghèo bền vững, cần có những giải pháp đồng bộ, vừa mang tính hỗ trợ trước mắt, vừa hướng đến phát triển lâu dài. Cụ thể, chúng tôi tập trung vào việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Hệ thống chính trị phải vào cuộc mạnh mẽ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể để triển khai hiệu quả các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5 - 7% mỗi năm.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của bà con được chú trọng. Chúng tôi đang triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng như tổ chức hội thảo, mô hình điểm, kết hợp với các già làng, trưởng bản để phổ biến những kỹ thuật sản xuất mới, giúp bà con thay đổi tư duy làm kinh tế.

Chính sách hỗ trợ sản xuất và tạo sinh kế cũng là trọng tâm. Năm 2023, hơn 2.500 hộ gia đình đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Các dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như mắc ca, sâm Lai Châu, bò lai Sind cũng được triển khai tại nhiều địa phương. Ngoài ra, chúng tôi đang phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp bà con có đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Chúng tôi cũng tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng nông thôn. Trong năm qua, tỉnh đã đầu tư để xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhờ đó, bà con có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế.

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa
Hiện nay, tỉnh Điện Biên có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.H

Ngoài ra, công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh. Tỉnh Điện Biên đã tổ chức hơn 50 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, chế biến nông sản, giúp hơn 3.000 hộ gia đình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cũng hỗ trợ người dân tham gia vào các hợp tác xã để mở rộng thị trường. Đồng thời, tỉnh tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sản xuất trọng điểm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, giúp bà con yên tâm canh tác.

Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, OCOP. Đồng thời, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp để có thể tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm.

Trong thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo có những kế hoạch cụ thể nào nhằm tiếp tục cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số?

Ông Vũ Văn Công: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai một số kế hoạch trọng điểm. Trước tiên, tỉnh sẽ phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chương trình liên kết doanh nghiệp - nông dân sẽ được mở rộng, đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tăng cường các chương trình đào tạo nghề, dự kiến có thêm nhiều lớp tập huấn, giúp ít nhất 5.000 hộ dân tiếp cận được kiến thức mới. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, cải thiện hạ tầng nông thôn và phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ được đẩy mạnh nhằm đa dạng hóa sinh kế cho bà con.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ rất tâm huyết!

Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên đã từng bước vươn lên phát triển kinh tế nhờ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và sự chủ động thay đổi tư duy sản xuất. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã được triển khai, giúp bà con cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống.

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Nhằm hỗ trợ bà con phát triển kinh tế bền vững, chính quyền địa phương đã tập trung vào các giải pháp như: Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết.

Với sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên đang từng bước vươn lên, góp phần phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đỗ Nga - Ngọc Hoa

Tin mới nhất

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.
Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Từ bàn tay tần tảo và ước mơ đổi đời, nhiều hộ gia đình xã Thanh Xương (Điện Biên) đã biến chính sản phẩm quê mình thành ‘chìa khóa’ mở hướng làm thoát nghèo.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Tủa Chùa – vùng đất hoang sơ giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi du lịch cộng đồng mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giúp bảo tồn văn hóa và nâng cao đời sống người dân.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Chè là một sản phẩm đặc trưng của Thái Nguyên và sự đồng lòng giữa nhà nước, doanh nghiệp đã giúp "hồi sinh" thương hiệu chè này.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Với quyết tâm thoát nghèo bằng cây mít ruột đỏ, chàng đảng viên trẻ Phan Chí Nhật người dân tộc Chứt đang dẫn khẳng định được điều đó với bản làng.
Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Mobile VerionPhiên bản di động