Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’

Chợ là thiết chế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cần chính sách mạnh hơn để phát triển chợ khu vực này.
'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

TS Dương Văn Chiến – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển chợ Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp HTX phát triển và quản lý chợ Việt Nam khẳng định như vậy với phóng viên Báo Công Thương.

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’
TS Dương Văn Chiến – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển chợ Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp HTX phát triển và quản lý chợ Việt Nam

Chợ là thiết chế quan trọng phục vụ an sinh xã hội

- Thưa ông, dưới góc độ là hiệp hội tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh chợ, ông đánh giá gì về bức tranh tổng thể các chợ nói chung và chợ ở khu vực đặc thù như miền núi, vùng dân tộc nói riêng hiện nay?

TS Dương Văn Chiến: Chợ là một thiết chế kinh tế - xã hội đã tồn tại song hành với sự phát triển của loài người. Dù xã hội có hiện đại đến đâu, chợ vẫn là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa thiết yếu, đóng vai trò gắn kết cộng đồng và bảo đảm an sinh xã hội.

Riêng tại Việt Nam, chúng ta hiện có khoảng trên dưới 9.000 chợ các loại, gồm chợ hạng 1, hạng 2 và hạng 3, trong đó phần lớn là chợ dân sinh. Đây là loại hình phục vụ người dân ở cả thành thị và nông thôn, là một phần không thể thiếu trong hệ thống phân phối quốc gia. Tuy nhiên, suốt nhiều năm, chợ vẫn là lĩnh vực chưa được đầu tư đúng mức.

Từ năm 2023, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm khi ban hành Nghị định số 02/2003 ngày 14 tháng 1 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 114/2009 ngày 23/12/2009 sửa đổi Nghị định 02/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, tập trung xã hội hóa đầu tư, kinh doanh và quản lý chợ thông qua các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đến năm 2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 về phát triển và quản lý chợ. Đây là bước đi đúng đắn để giảm gánh nặng ngân sách, thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tế, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới, hải đảo, nơi chợ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, tiêu thụ nông sản, tạo sinh kế thì hiệu quả vẫn còn hạn chế. Quy hoạch mạng lưới chợ chưa đồng bộ, địa điểm xây dựng nhiều nơi bất cập, chính sách còn vướng mắc. Dù Nhà nước có đầu tư thông qua các chương trình như Đề án 135 hay các nguồn ngân sách khác, nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả lâu dài.

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’
Chợ miền núi có vai trò đặc biệt trong đời sống người dân

Doanh nghiệp không thiếu tiền và sẵn sàng đầu tư vào khu vực khó khăn

- Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay chính sách thu hút đầu tư vào các khu chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

TS Dương Văn Chiến: Tôi cho rằng nhận định đó rất đúng. Việc các doanh nghiệp ngại đầu tư vào chợ không xuất phát từ chuyện thiếu vốn hay mô hình kinh doanh không hiệu quả. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở cơ chế và chính sách chưa thật sự khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nói rõ hơn, doanh nghiệp, hợp tác xã, hay tư thương hoàn toàn sẵn sàng đầu tư vào chợ, kể cả ở những khu vực khó khăn. Nhưng những rào cản về cơ chế, về sự quan tâm thực chất từ chính quyền sở tại và nhất là về tính nhất quán trong chính sách ưu đãi đã khiến họ phải "dè chừng". Đó là điều rất đáng tiếc.

Vấn đề nằm ở chỗ: Dù Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư về phát triển và quản lý chợ, nhưng việc thực thi từ trung ương đến địa phương còn thiếu quyết liệt và thiếu thống nhất. Các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch… lại có những quy định chồng chéo, thiếu tính kết nối, gây khó khăn cho quá trình chuẩn bị và triển khai dự án.

Tôi lấy ví dụ cụ thể, có những chợ cũ chỉ rộng 2.000 - 3.000m², khi quy hoạch lại, yêu cầu xây dựng theo mẫu chợ mới thì vướng ngay về mật độ xây dựng, chỉ được phép sử dụng 40%. Phần diện tích còn lại phải dành cho bãi đỗ xe, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý môi trường… Dẫn đến thực tế là diện tích sử dụng còn lại để đầu tư kinh doanh bị thu hẹp nghiêm trọng, làm mất tính hiệu quả của dự án.

Chưa kể, có rất nhiều tiêu chí bị chồng chéo giữa các văn bản quy hoạch, thiết kế, môi trường và xây dựng. Doanh nghiệp rất khó tiếp cận dự án trong điều kiện mà một chợ dân sinh, nơi vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, lại bị đối xử như một khu thương mại cao cấp về thủ tục.

Rất tiếc là có những dự án chợ phải “treo” tới 10 - 20 năm, hoặc đang chuẩn bị đầu tư thì chính sách lại thay đổi, buộc phải làm lại từ đầu.

Chúng tôi đã gặp không ít nhà đầu tư từng chia sẻ rằng họ bắt đầu với một quy định, sau vài năm lại có văn bản mới, khiến toàn bộ hồ sơ phải làm lại. Có trường hợp từ năm 2003 đến nay, tức là sau hơn 20 năm, vẫn chưa thể triển khai xây dựng chợ do vướng mắc thủ tục.

Một thực tế khác là hiện chỉ khoảng 10 - 15% tổng số chợ trên cả nước đã được chuyển đổi sang mô hình xã hội hóa do các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư, quản lý. Trong khi đó, mục tiêu của chúng ta là phải nâng con số này lên nhanh chóng để phát huy nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho Nhà nước.

Gỡ ‘nút thắt’ chính sách: Để chợ vùng cao không còn là ‘vùng trũng’
Cần chính sách đầu tư mạnh hơn cho chợ miền núi

Chợ là "mạch máu" lưu thông hàng Việt, cần được đầu tư bài bản

- Theo ông, đâu là giải pháp cần thiết để thúc đẩy phát triển hệ thống chợ, nhất là tại những khu vực khó khăn?

TS Dương Văn Chiến: Trước hết, phải nhìn nhận chợ không chỉ là nơi giao thương mà còn là hạ tầng phục vụ an sinh xã hội, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Bất cứ chương trình nào về kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển hàng Việt Nam hay xây dựng nông thôn mới đều cần đến vai trò của chợ.

Vì vậy, cần có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương trong triển khai các chính sách phát triển chợ. Chính phủ cần cụ thể hóa các ưu đãi bằng văn bản hướng dẫn rõ ràng, khả thi, đồng thời rà soát và điều chỉnh các tiêu chí thiết kế, quy hoạch cho phù hợp với thực tế từng vùng.

Bên cạnh đó, cần có một cơ chế riêng cho các nhà đầu tư chợ, đặc biệt là trong khâu tiếp cận đất đai và thủ tục đầu tư. Địa phương cần vào cuộc với trách nhiệm cụ thể, không thể “đẩy” hết việc cho doanh nghiệp rồi để họ tự xoay sở.

Cuối cùng, phải tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của chợ. Chúng ta cần một “cuộc cách mạng mềm” trong tư duy, từ xem chợ là “nơi buôn bán lạc hậu” sang nhìn nhận nó như là trụ cột lưu thông hàng hóa và tiêu dùng bền vững trong nền kinh tế thị trường.

Xin cảm ơn ông!

TS Dương Văn Chiến khẳng định: Cần nhiều giải pháp để phát triển chợ ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo để chợ ở khu vực này không chỉ là nơi giao thương hàng hóa mà còn là nơi lan tỏa văn hóa vùng miền.
Phương Lan thực hiện
Bài viết cùng chủ đề: Giảm ghèo thông tin

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Phú Thọ: Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo bền vững

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang hỗ trợ người dân tạo sinh kế bền vững thông qua đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Phát triển chợ miền núi: Cần xác lập tư duy mới và khung chính sách linh hoạt

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để phát triển chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chính sách đồng bộ, minh bạch và cách làm thực chất.
Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Người dân Mường Nhé ấm no nhờ chính sách giảm nghèo

Nhờ quan tâm đến chính sách giảm nghèo, đời sống người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng ấm no, đủ đầy, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Sản phẩm Lào Cai vươn xa nhờ kết nối giao thương

Không chỉ dừng lại ở những chương trình xúc tiến đơn lẻ, tỉnh Lào Cai đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kết nối, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Điện Biên bứt phá tiêu thụ nông sản: ‘Bệ phóng’ từ hạ tầng thương mại mới

Với nhiều giải pháp từ phát triển chợ, xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, Sở Công Thương Điện Biên đang tìm đầu ra hiệu quả cho nông sản.
Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Giảm nghèo bằng chính sách, vươn tới phát triển bền vững

Tỉnh Hòa Bình đang đi một hướng giảm nghèo có chiều sâu - giảm nghèo bằng kinh tế, bằng tri thức và bằng chính bàn tay cần lao của người dân tộc thiểu số.
Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Yên Bái: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo trước 30/8

Năm 2025, tỉnh Yên Bái phấn đấu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ người có công và hộ nghèo, nhằm giúp người dân giảm khó khăn, ‘an cư lạc nghiệp’.
‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

‘Ngôi nhà chung’ mở lối sinh kế cho đồng bào dân tộc

Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn trở thành không gian tạo sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Chính sách giảm nghèo tạo dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Thủ đô

Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô phát triển kinh tế bền vững.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc

Không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách dân tộc đang mở đường cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vượt nghèo, hội nhập và làm chủ vận mệnh phát triển.
Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Cánh đồng công nghệ cao mở lối giảm nghèo bền vững

Điện Biên đang từng bước khơi dậy nội lực nông nghiệp bằng công nghệ cao, mở ra hướng đi mới giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Giấc mơ thoát nghèo bừng sáng giữa sóng nước vùng cao

Từ mặt nước thủy điện mênh mông, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sơn La đang thắp lên khát vọng thoát nghèo, tự chủ sinh kế và bảo tồn văn hóa dân tộc.

'Mở đường' cho nông sản vùng cao: Bộ Công Thương hành động quyết liệt

Xúc tiến thương mại, nâng cấp chợ vùng cao, xây dựng chuỗi liên kết… là giải pháp Bộ Công Thương triển khai nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số.
Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Giấc mơ thoát nghèo ươm mầm từ những hạt cà phê

Từ những hạt cà phê tưởng như vô danh, phụ nữ Mường Ảng đã gây dựng thương hiệu, làm chủ kinh tế, viết nên hành trình vượt nghèo đầy cảm hứng.
Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Kinh tế vùng dân tộc thiểu số chuyển mình nhờ chính sách

Chương trình 1719 đang là 'đòn bẩy' phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Hà Giang đã giúp củ cải muối nói riêng và nông sản Hà Giang nói chung xuất khẩu thành công đến Nhật Bản.
Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… là giải pháp Lào Cai triển khai nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm vùng dân tộc.
Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

Cùng với việc giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực cán bộ, việc chuyển nguồn vốn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.
“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Mobile VerionPhiên bản di động