Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Đòn bẩy để đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vươn xa Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719 ngày 14/10/2021. Trong đó, chương trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 10 dự án và 12 tiểu dự án.

Các dự án bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS và phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng kế hoạch vốn đối với 10 dự án thành phần thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 hơn 8.730 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương gần 7.779 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương và các vốn khác.

Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo,Tổ giúp việc và xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 25 về lãnh đạo triển khai chương trình, nêu rõ mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng DTTS bình quân đạt 8%/năm trở lên. Phấn đấu giảm 29 xã/127 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 4%/năm trở lên.

Bên cạnh đó, xác định kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Vì vậy, thời gian qua Hà Giang đã tập trung chỉ đạo, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn hoàn thiện và đồng bộ. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 90% thôn, tổ dân phố vùng đồng bào DTTS có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng; toàn tỉnh đã có 170 chợ, trong đó có 20 chợ thành thị, 143 chợ nông thôn, 7 chợ gia súc; hệ thống điện lưới cũng đã được kéo về tận thôn, bản... nhờ đó hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng khó cũng đã được nâng cao.

Để tìm hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được và giải pháp trong thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa thông qua xúc tiến thương mại, chế biến sâu tại Hà Giang, góp phần vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang Trần Việt Thế.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Ông Trần Việt Thế - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang. Ảnh: Phạm Tiệp

Thưa ông, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nhằm cụ thể hóa Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại Hà Giang đã đạt được kết quả như thế nào?

Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đến thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp 19 công chợ tại 19 xã thuộc địa bàn 08 huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Hạ tầng cơ sở thương mại tại Hà Giang đang từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ảnh: Phạm Tiệp

Qua công tác phối hợp thẩm định danh mục dự án dự án đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hàng năm. Địa bàn, đối tượng và phạm vi hoạt động đối với các công trình chợ nêu trên đều phù hợp với các yêu cầu của tiêu chí chương trình như: Chợ trong quy hoạch tại các xã, huyện trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời, phù hợp với định hướng, lấy mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022, Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022 và Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh; thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chợ đang hoạt động nhưng cơ sở vật chất xuống cấp, cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó công tác đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong giai đoạn từ 2022 - 2023, UBND các huyện (chủ đầu tư) đã triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 18 công trình. Tổng kinh phí thực hiện đạt 40.364,71 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã giải ngân được 17.115,736 triệu đồng.

Năm 2022, số lượng công trình cơ sở hạ tầng được duy tu bảo dưỡng thông qua triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 09 công trình chợ (đã hoàn thành 05/09 công trình) với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là 12.940,347 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã giải ngân được 7.752,736 triệu đồng.

Năm 2023, toàn tỉnh Hà Giang đang triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 08 công trình chợ với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là: 27.424,363 triệu đồng đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Song song với công tác đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, công tác quản bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được ngành Công Thương Hà Giang thực hiện ra sao, thưa ông?

Hà Giang có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; do đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định “Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị” là một trong 3 khâu đột phá, chiến lược.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Nhiều gian hàng, điểm trưng bày các sản phẩm OCOP được Hà Giang đầu tư, xây dựng nhằm quảng bá sản phẩm đặc sản đạt chất lượng cao. Ảnh: Thu Hường

Thông qua việc ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể về khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá sản phẩm, đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến nay, toàn tỉnh hiện có: 08 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý; một số sản phẩm đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn,... Đồng thời, thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” - OCOP, đến nay tỉnh đã đánh giá, phân hạng cho 270 sản phẩm đạt từ 03 đến 05 sao (trong đó có 02 sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ đạt “Sản phẩm OCOP cấp Quốc gia”).

Nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công Thương, đã tạo điều kiện tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương. Qua đó, đã nâng tầm giá trị cho các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản. Một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đã tạo được thị trường ổn định ở trong nước, tham gia vào các hệ thống phân phối hiện đại, như: Siêu thị, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử… và xuất khẩu sang thị trường một số nước. Đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của tỉnh trong chính sách phát triển cây trồng, vật nuôi.

Xác định công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để kết nối các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Công tác quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang được triển khai mạnh mẽ thông qua hoạt động du lịch. Ảnh: Thu Hường

Trong những năm qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực tham mưu thực hiện các chính sách của Trung ương, địa phương để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội chợ triển lãm cấp vùng; tham gia Hội nghị xúc tiến thương mại, Hội nghị kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố… Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, đã tạo điều kiện cho các đơn vị quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến tỉnh Hà Giang trong giai đoạn vừa qua phát triển có tốc độ cao, ổn định, đúng định hướng. Sản phẩm chủ yếu gồm: chế biến gỗ, chế biến chè, chế biến dược liệu, đồ uống...Hoạt động sản xuất công nghiệp đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn trong công nghiệp chế biến lâm sản

Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đã và đang triển khai tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ. Việc tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân. Qua đó, một số loại nông sản của tỉnh Hà Giang đã tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của trong và ngoài nược, cụ thể: Chè, ván ép là một trong những mặt hàng thành công nhất.

Quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh đã góp phần nâng cao năng lực tham gia của hàng nông sản.

Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song trong quá trình triển khai thực hiện, sẽ còn một số khó khăn cần tháo gỡ, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề nàyy?

Thực tế hiện nay một số sản phẩm của tỉnh có quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành hàng hóa đặc trưng. Nhiều sản phẩm đặc hữu có chất lượng tốt, nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, dẫn đến giá trị sản phẩm không cao, khó cạnh tranh với sản phầm cùng loại trên thị trường.

Các hình thức liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững. Công tác ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do chưa quy hoạch được vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Bên cạnh đó, nhận thức về sản xuất hàng hóa, trình độ canh tác, liên kết sản xuất của người dân còn hạn chế (chủ yếu sản xuất những thứ mình có, chưa chú trọng đến những sản phẩm thị trường cần); Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa tác động mạnh vào sản xuất.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Hợp tác xã Dệt lanh Cán Tỷ nhờ quảng bá qua các kênh truyền thông đã được nhiều du khách nước ngoài tìm đến. Ảnh: Thu Hường

Một số hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm (chưa tuân thủ các hướng dẫn về quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản...) dẫn đến chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác xúc tiến thương mại và giữ vững thương hiệu cho sản phẩm.

Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực nên chưa mạnh dạn ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh (đa phần các doanh nghiệp, đơn vị không có nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin, quản trị các sản phẩm, gian hàng của mình trên sàn giao dịch, dẫn đến khó khăn, hạn chế trong việc tiếp nhận các thông tin, đơn hàng và giải quyết đơn hàng cho khách hàng).

Các chính sách khuyến công, khuyến nông, thương mại, khoa học - công nghệ... được ban hành và thực hiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hà Giang, nâng cao giá trị chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh. Song bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém.

Cụ thể, tình trạng sản xuất manh mún khiến cho khó thực hiện cơ giới hóa, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu năng lực tiếp cận thị trường, sản xuất theo kinh nghiệm và dựa vào những tính toán chủ quan về thị trường.

Hàng nông sản của tỉnh mới chỉ tham gia được vào các khâu: trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu sản phẩm thô, là những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị hàng nông sản. Ở những khâu có giá trị gia tăng cao như: nghiên cứu và phát triển, chế biến, phân phối (bán lẻ) và marketing… Hà Giang vẫn chưa tham gia được hoặc mức độ tham gia còn rất thấp.

Các khâu thu gom, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa hoàn chỉnh và thiếu bền vững, nhiều cấp trung gian. Nông dân chủ yếu bán nông sản cho các thương lái, đại lý thu mua. Mặt khác, do khâu thu gom và chế biến chưa được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng nông sản chưa cao, giá thành thấp.

Trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối bán lẻ), việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của Hà Giang cũng như năng lực quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh theo mô hình chuỗi còn nhiều hạn chế.

Để tháo gỡ những "điểm ngẽn" trên, theo ông, ngành Công Thương Hà Giang cần có những giải pháp và bước đi như thế nào, thưa ông?

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, như: Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh về xúc tiến quảng bá du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND tỉnh về hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022 - 2025”; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Đề án đổi mới đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022 - 2025.

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua ứng dụng điện tử, mạng xã hội zalo, facebook... để người tiêu dùng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về sản phẩm thuận lợi, nhanh chóng, tạo sự lan tỏa đến người tiêu dùng.

Thứ ba, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ Công Thương tổ chức. Thường xuyên kết nối với Cục Xúc tiến Thương mại, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong công tác thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối tiêu thụ các phẩm nông sản của tỉnh.

Thứ tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng website để kết nối bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Tiếp tục duy trì, phát triển công tác kết nối tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống kênh phân phối lớn, hiện đại tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối và các sàn thương mại điện tử...; tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm do Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố lớn tổ chức, nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định tại thị trường trong nước.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Nhiều sản phẩm chè của Hà Giang đạt tiêu chuẩn hữu cơ và được quảng bá tại thị trường quốc tế. Ảnh Trà Cụ Thành đạt giải Vàng cuộc thi trà quốc tế tại nước Pháp. Ảnh: Thu Hường

Đồng thời cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm nông sản có lợi thế so sánh và xã hội có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu.

Thứ năm, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, tăng cường năng lực quản lý của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có tiềm năng lợi thế toàn diện, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu…

Thứ bảy, đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động, hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tám, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với định hướng chung.

Cuối cùng cần ưu tiên nguồn vốn khuyến công, khoa học hỗ trợ các cơ sở chế biến nông lâm sản đổi mới công nghệ trong chế biến, bảo quản.

Thu Hường

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...

Tin cùng chuyên mục

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.
Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động