Kênh bán lẻ hé lộ bí quyết giúp bà con nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Đại diện MM Mega Market Việt Nam nêu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nông sản Việt Nam ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ.

Đâu là điểm yếu của nông sản?

Là một trong những doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi đến vụ thu hoạch, những năm gần đây, đặc biệt từ khi có dịch Covid – 19, MM Mega Market Việt Nam luôn có kế hoạch đồng hành cùng nông dân các địa phương: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Sơn La, các quận huyện ngoại thành Hà Nội… điển hình như vải thiều (100 tấn/năm, nhãn Sơn La 20-30 tấn/năm, mận hậu Sơn La 15-20 tấn/năm, xoài Sơn La, củ cải trắng của Huyện Mê Linh 45-50 tấn/năm, su hào, bắp cải, ổi Thanh Hà của Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn; Dứa Bắc Giang: 10,000 quả/năm... và rất nhiều các sản phẩm khác của các tỉnh phía Bắc.

Kênh bán lẻ hé lộ bí quyết giúp bà con nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
Nông sản Việt Nam được bày bán tại MM Mega Market

Bên cạnh đó, MM Mega Market Việt Nam đã và đang triển khai phát triển các mặt hàng đặc sản địa phương, trái cây địa phương chuyển vào các tỉnh miền Trung, miền Nam phủ rộng trên 21 trung tâm khắp cả nước (đặc biệt các mặt hàng OCOP). Hàng năm, Mega Market Việt Nam vẫn đang phối hợp với UBND TP Hà Nội và Văn phòng điều phối nông thôn mới - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuần hàng OCOP tại sân trung tâm thương mại MM Mega Market Thăng Long với 50 gian hàng từ các tỉnh thành phía Bắc tham dự.

Ngoài ra, Mega Market Việt Nam còn phối hợp cùng với Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương tham gia các hội thảo xúc tiến thương mại với Sở Công Thương toàn quốc để tìm kiếm các sản phẩm phù hợp của các hộ nông dân, các hợp tác xã, qua đó đưa lên kệ hàng các trung tâm Mega Market Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Phương – Trưởng Điều hành vùng Miền Bắc MM Mega Market Việt Nam chia sẻ, trong quá trình gắn bó với việc tiêu thụ nông sản bắt đầu từ 1998 (Metro) đến nay hơn 23 năm, các sản phẩm nông sản miền núi đã được cơ quan nhà nước, các sở ban ngành hỗ trợ rất nhiều để có các chỉ dẫn địa lý, vùng trồng, nhận diện được thương hiệu, truy suất nguồn gốc, VietGap, GlobalGap, Organic và gần nhất là cấp giấy chứng nhận OCOP cho các sản phẩm theo từng địa phương. Có thể nói đây là một sự thay đổi rất lớn giúp cho người nông dân, HTX đưa sản phẩm của mình đi đến các tỉnh, thành phố cả nước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Phương cũng chỉ rõ: "Do đặc điểm về thổ nhưỡng, khí hậu miền núi phía Bắc khắc nghiệt, phân biệt mùa vụ nên các sản phẩm chỉ tập trung và thu hoạch vào thời gian ngắn, từ 1-2 tháng dẫn đến việc triển khai bán hàng bị ảnh hưởng, ngoài ra tâm lý được mùa rớt giá, mất mùa tăng giá nên tính ổn định không cao (chỉ phù hợp cho việc bán hàng tại các chợ đầu mối)".

Tiếp tục đồng hành hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Thực tế, việc có được nguồn nông sản dồi dào, ổn định cũng giúp cho doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng cho hệ thống phân phối của mình. Hiện tại MM Mega Market vẫn đang làm việc trực tiếp với các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh thành để tìm kiếm các nguồn hàng đa dạng. Đồng thời, ký kết trực tiếp với các hợp tác xã, các hộ nông dân. MM Mega Market cũng đồng thời xây dựng 5 kho trung chuyển theo mô hình khép kín “Từ nông trại đến bàn ăn” bao gồm Đà Lạt (rau củ), Tiền Giang (trái cây), Cần Thơ (cá) và 2 trạm trung chuyển thịt heo tại Đồng nai và Hà Nội.

Từ các kho trung chuyển này các sản phẩm tươi sống sẽ được MM Mega Market vận chuyển tới các tỉnh thành với các điều kiện an toàn thực phẩm cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Là một đơn vị bán buôn và bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới tiêu thụ hàng nông sản trên phạm vi cả nước, MM luôn chủ động lên kế hoạch ngắn và trung hạn với các hộ nông dân về sản lượng nông sản mà công ty đảm bảo tiêu thụ, tránh tình trạng sản xuất cung vượt cầu và nông dân luôn rơi vào thế bị động.

Trong giai đoạn tới, MM sẽ cùng nông dân lên kế hoạch, phát triển nguồn hàng chất lượng tốt, sản lượng dồi dào để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng cho thị trường trong nước và chủ động theo dõi, xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam sang chuỗi các Siêu thị trong tập đoàn tại Thái Lan và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á… để đa dạng đầu ra cho sản phẩm.

Lan Phương

Tin mới nhất

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Trên 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nông sản Yên Bái đơm trái ngọt từ những chính sách đúng hướng và bàn tay cần mẫn của đồng bào các dân tộc.
Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Từ gian bếp vùng cao đến thị trường cả nước, thịt trâu gác bếp Phong Sương giúp người phụ nữ dân tộc Thái dựng lại sinh kế, bền lòng vượt khó.
Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều loại nông sản vùng cao như xoài, chanh leo... vươn tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, EU, Anh...
Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Từ những gánh hàng nhỏ bé trong thôn bản heo hút đến gian hàng trưng bày sản phẩm sáng rực giữa vùng cao, Bắc Kạn đang từng bước kiến tạo hệ sinh thái bền vững.
Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Nhiều sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa đã được người tiêu dùng đón nhận tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025).

Tin cùng chuyên mục

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là câu chuyện khởi nghiệp bền bỉ của cô Triệu Thị Tá, người đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Từ bàn tay của bà con đồng bào Sơn La, trái dâu tây đã bén rễ "vựa trái cây" miền Bắc, trở thành một sản phẩm chủ lực có giá trị cao, tràn đầy cơ hội xuất khẩu.
Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Bằng chất lượng, câu chuyện văn hoá vùng miền, thông qua kênh thương mại điện tử, sản phẩm vùng dân tộc và miền núi sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao là mục tiêu Bắc Giang đề ra tại Kế hoạch số 55/KH-SNN triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho tỉnh này
Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương.
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My đã thu hút hơn 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, chủ yếu là đồng bào dân tộc nên phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên internet của Lai Châu còn hạn chế.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Bà Nguyễn Thị Trà – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông sản sạch Bình Nguyên chia sẻ với PV về tiềm năng tiêu thụ trái vải thiều Lục Ngạn ở thị trường nội địa.
Mobile VerionPhiên bản di động