Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ phát huy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) từng bước được cải thiện đáng kể.
Quảng Bình: Phòng chống thiên tai cho người dân vùng biên giới Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Phát huy các nguồn lực

Giảm nghèo, hạn chế tái nghèo là mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện vùng cao Mai Châu, chương trình tập trung tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.

Giao bò cho hộ nghèo ở Thành Sơn
Giao bò cho hộ nghèo ở Thành Sơn ( Mai Châu- Hòa Bình). Ảnh: Hà Tiến

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương ông Hoàng Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Năm 2024, Mai Châu có tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hơn 19,2 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với kinh phí 9,6 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Đơn cử như gia đình hội viên nông dân Đặng Thị Phượng, xóm Chiềng An, xã Thành Sơn có nhiều năm liền nằm trong danh sách hộ nghèo. Để thoát đói nghèo, 4 năm trước, được Hội nông dân huyện và xã kết nối, tư vấn, chị Phượng đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi.

Nhờ được tạo điều kiện vay vốn sản xuất, chị có được "chìa khóa mở cánh cửa" thoát nghèo bền vững. Chị Phượng chia sẻ: Thông qua Hội nông dân huyện, xã, ngoài được vay vốn đầu tư chăn nuôi, gia đình tôi còn được tạo điều kiện đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm ăn, tham gia các lớp tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Với số vốn vay 50 triệu đồng, gia đình xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Mới đây, gia đình rất phấn khởi vì sau thời gian nỗ lực lao động sản xuất đã ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã”- chị Đặng Thị Phượng cho hay.

Truyền thông nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế

Chia sẻ thêm với phóng viên ông Hà Văn Tiến – Cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng xã Thành Sơn (Mai Châu) cho biết: Để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đưa các loại cây, con giống phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Trong đó, định hướng bà con phát triển chăn nuôi bò, lợn, trồng chanh leo và các loại cây chịu hạn. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, chính sách giảm nghèo, xã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nhằm phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa thuận lợi, phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Ông Hà Văn Tiến- xã Thành Sơn
Ông Hà Văn Tiến- Cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng xã Thành Sơn. Ảnh: Thu Hường

Để phát triển kinh tế bền vững, xã Thành Sơn vận động người dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác, chuyển dần diện tích các loại cây truyền thống sang cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Xã đưa vào trồng chanh leo, tiếp tục triển khai mô hình vỗ béo đàn bò tại xóm Noong Luông, Hợp Thành cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, chất lượng tốt, đầu ra ổn định.

Cũng theo ông Hà Văn Tiến, với sự hỗ trợ của chính quyền xã, Trung tâm học tập cộng đồng mở lớp tập huấn về sản xuất, kỹ thuật canh tác, cơ khí, định hướng việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hay trong lao động, sản xuất. Nhiều đoàn viên tiêu biểu đã sáng tạo trong lao động, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế như: Anh Hà Ngọc Cầu, xóm Noong Luông; chị Hà Thị Hồng, xóm Thung Khe; anh Hà Văn Hậu, xóm Nàng; anh Ngần Văn Nhiên, xóm Nà Lụt… với mô hình chăn nuôi bò, ong mật, trồng chanh leo cho hiệu quả cao.

Ông Tiến cho hay, có điều kiện được tiếp xúc với những chính sách mới của Nhà nước trong giảm nghèo, qua công tác tuyên truyền cho bà con, bản thân tôi từ năm 2023 cũng đã tham gia mô hình du lịch cộng đồng, tôi đã đầu tư xây dựng homestay để đón du khách.

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững
Ông Hà Văn Tiến đã đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Thu Hường

Chỉ vào Nhà của Bin 2 ông Tiến không giấu nổi niềm vui cho biết, vào cuối tuần khách du lịch đến rất đông, có những đoàn khách lên đến 30-40 người, chúng tôi phải huy động thêm bà con xung quanh đến phụ giúp nấu ăn, phục vụ du khách, qua đó vừa mang lại việc làm cho người dân, vừa là cơ hội để tiêu thụ nông sản tại chỗ cho bà con, giúp bà con có thêm thu nhập.

Theo ông Hoàng Đức Minh, thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của Mai Châu cũng vì thế giảm dần qua các năm.

Nếu như năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của Mai Châu giảm 3,78%, thì năm 2025, Mai Châu đặt mục tiêu hộ nghèo giảm ít nhất đạt 2,8%.

Bà Hà Thị Hương, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mai Châu cho biết, với địa bàn rộng, dân cư đông, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn ở mức cao, trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo năm 2025, huyện đã và đang tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, chủ động huy động, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác để công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững
Người dân xã 135 Thành Sơn cũng được quan tâm nhiều hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Thu Hường

Trong đó, vấn đề sinh kế đối với người dân ở các xã vùng đặc biệt khó khăn được chú trọng thông qua hình thức hỗ trợ cây, con giống nhằm tạo việc làm tại chỗ.

Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, tham gia đi làm việc ở thị trường ngoài nước, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo nhanh, hiệu quả.

Năm 2024, cùng với sự hỗ trợ về chính sách, các mô hình, dự án giảm nghèo đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,28%, trong đó 21,41% có bằng cấp, chứng chỉ.

Theo kết quả rà soát sơ bộ, số hộ nghèo toàn huyện Mai Châu giảm còn 1.847 hộ, chiếm 13,36%; hộ cận nghèo còn 1.968 hộ, chiếm 14,24%. Việc thực hiện công tác giảm nghèo hàng năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Nhờ đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện mỗi năm giảm trên 3%.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Giảm ghèo thông tin

Tin mới nhất

Sơn tra:

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Cùng với những cây trồng chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… các sản phẩm từ quả sơn tra tại Sơn La cũng mang lại giá trị cao cho bà con đồng bào dân tộc Sơn La.
Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho nông sản vùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Từ bàn tay tần tảo và ước mơ đổi đời, nhiều hộ gia đình xã Thanh Xương (Điện Biên) đã biến chính sản phẩm quê mình thành ‘chìa khóa’ mở hướng làm thoát nghèo.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Tủa Chùa – vùng đất hoang sơ giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi du lịch cộng đồng mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giúp bảo tồn văn hóa và nâng cao đời sống người dân.
Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế

Chè là một sản phẩm đặc trưng của Thái Nguyên và sự đồng lòng giữa nhà nước, doanh nghiệp đã giúp "hồi sinh" thương hiệu chè này.
Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Với quyết tâm thoát nghèo bằng cây mít ruột đỏ, chàng đảng viên trẻ Phan Chí Nhật người dân tộc Chứt đang dẫn khẳng định được điều đó với bản làng.
Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động