Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025
Xúc tiến thương mại Thứ tư, 02/04/2025 - 21:32
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025 Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025 Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025 |
Cơ hội lớn để lan tỏa, quảng bá sản phẩm
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) do Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty VINEXAD tổ chức diễn ra từ ngày 2-5/4/2025, tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương. Nhiều địa phương đã tổ chức các khu gian hàng chung nhằm giới thiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP chất lượng cao, đặc sản vùng miền tới đông đảo người tiêu dùng khắp cả nước và bạn bè quốc tế.
![]() |
Sản phẩm mắc ca được khách tham quan VietnamExpo 2025 quan tâm. Ảnh: Quỳnh Nga |
Hơn 17 tỉnh, thành Việt Nam như Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Tây Ninh, Tiền Giang… đã đưa các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ uống và hàng hóa đặc trưng của tỉnh. Trong đó có nhiều sản phẩm từ các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới để khách tham quan có cơ hội trải nghiệm, đồng thời, tìm kiếm cơ hội giao thương, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Là - Trưởng phòng kinh doanh của Hợp tác xã nông nghiệp, dược liệu công nghệ cao Sukova cho biết, tham gia hội chợ lần này, gian hàng của tỉnh giới thiệu các sản phẩm dược liệu gồm: Đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nấm vân chi, hoa đu đủ đực, sâm và nhiều sản phẩm nông sản như mật ong, miến dong… Đây đều là những sản phẩm đặc trưng của vùng Tây Bắc.
![]() |
Gian hàng giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Lai Châu tại Vietnam Expo 2025. Ảnh: Quỳnh Nga |
"Thông qua Vietnam Expo 2025, chúng tôi mong muốn các sản phẩm của Lai Châu sẽ được lan tỏa đến toàn quốc và các nước bạn, đặc biệt là mong muốn người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Mặc dù một số sản phẩm ở đây có thể đã có ở nhiều nước nhưng đây là những sản phẩm do chính chúng tôi trồng và chế biến nên đảm bảo về chất lượng" - bà Nguyễn Thị Là khẳng định.
Lai Châu là tỉnh có lợi thế so sánh và sức cạnh tranh cao trong bảo tồn và khai thác các loài cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên so với các địa phương khác. Toàn tỉnh hiện có trên 11.303 ha cây dược liệu. Đáng chú ý, tỉnh Lai Châu có 18 sản phẩm đông trùng hạ thảo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao đã được đông đảo khách hàng trong nước đón nhận.
"Khi tham gia các hội chợ như Vietnam Expo, chúng tôi sẽ biết được mức độ tiêu thụ và lòng tin của bà con đối với các sản phẩm của tỉnh nói chung và dược liệu nói riêng" - bà Nguyễn Thị Là nói.
![]() |
Ông Trần Công Vinh, chủ cơ sở Hồ lô Vinh Trần chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương. Ảnh: Quỳnh Nga |
Lặn lội mang những sản phẩm được tạo hình từ bầu hồ lô với mẫu mã chạm khắc đa dạng từ vùng biên giới - huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ra Hà Nội, ông Trần Công Vinh, chủ cơ sở Hồ lô Vinh Trần chia sẻ, đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia hội chợ Vietnam Expo nhưng cảm nhận quy mô hội chợ rất lớn, lượng khách đông và đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của tỉnh Tây Ninh.
"Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở đây đều do chính bàn tay tôi chế tác ra từ những trái bầu hồ lô do người nông dân quê tôi trồng. Thông qua hội chợ, chúng tôi được giới thiệu trực tiếp, rộng rãi sản phẩm tới người tiêu dùng, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị khác, để có thêm những ý tưởng tốt hơn" - ông Vinh bày tỏ.
![]() |
Cơ sở Hồ lô Vinh Trần đang thu mua hồ lô của người nông dân với giá 350 triệu đồng/ha. Ảnh: Quỳnh Nga |
Ông Vinh cũng mong muốn thông qua hội chợ đầu ra của sản phẩm sẽ tốt hơn để mở rộng sản xuất, góp phần giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Hiện cơ sở của ông đang thu mua hồ lô của người nông dân với giá 350 triệu đồng/ha. Sản phẩm hồ lô Vinh Trần đang tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Bắc (chiếm khoảng 70%).
Tập trung nâng cao giá trị sản xuất
Cũng lần đầu tiên ra miền Bắc tham gia Vietnam Expo, ông Nguyễn Minh Khiêm - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Maca Hills cho hay, mặt hàng chính doanh nghiệp mang tới giới thiệu tại hội chợ là sản phẩm hạt mắc ca của tỉnh Đắk Nông. Đây là sản phẩm được sản xuất theo mô hình liên kết theo chuỗi giữa doanh nghiệp với người dân (chủ yếu là người dân tộc Mnông, Mạ, Ê đê) từ khâu trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
![]() |
Ông Nguyễn Minh Khiêm - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Maca Hills giới thiệu sản phẩm tại VietnamExpo 2025 |
"Thông qua hội chợ, chúng tôi mong muốn kết nối, tìm kiếm được đối tác hợp tác cùng phát triển và xây dựng được chuỗi cung ứng lâu dài để có thể phát triển thị trường nông sản và tạo nhu cầu bền vững, từ đó, tạo thêm công ăn việc làm cho người đồng bào cũng như người dân ở Đăk Nông" - ông Nguyễn Minh Khiêm nói.
Ông Khiêm thông tin, hiện tại thị trường trong nước là nơi tiêu thụ chính sản phẩm, chiếm 80%. Với nguồn lực sản xuất và giá trị chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu trong nước, thậm chí với những chuỗi siêu thị yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.
"Thị trường hạt mắc ca đang cạnh tranh khốc liệt, thay vì chạy theo đơn giá, chúng tôi tập trung vào liên kết chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản xuất, thay đổi mẫu mã bao bì cũng như nâng cao chất lượng và hướng tới thị trường xuất khẩu nhiều hơn" - ông Khiêm chia sẻ thêm.
![]() |
Gian hàng "Tinh hoa trà Việt" của Viện Văn hóa và Kinh tế Việt Nam - ASEAN |
Tại Vietnam Expo 2025, gian hàng "Tinh hoa trà Việt" của Viện Văn hóa và Kinh tế Việt Nam - ASEAN tổ chức cũng thu hút rất đông khách tham quan. Điểm nhấn tại gian hàng là giới thiệu sản phẩm Hồng trà Thiên Sơn - loại trà cổ thụ từ trên 100 năm tuổi của đỉnh Núi Đèn - Hà Giang với quy trình chế biến chất lượng cao.
"Thông qua gian hàng tại hội chợ, chúng tôi mong muốn lan tỏa văn hóa uống trà Việt Nam. Đồng thời, để người tiêu dùng biết, tại Việt Nam có rất nhiều giống trà ngon, quý hiếm" - đại diện Viện khẳng định.
Sự kiện Vietnam Expo 2025 quy tụ trên 400 doanh nghiệp trưng bày tại 500 gian hàng đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với dự kiến hàng nghìn khách tham gia. Sự kiện góp phần tạo ra nhiều giá trị kinh tế và cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp, địa phương, trong đó có các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường... |
Tin cùng chuyên mục

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Giang: Đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao

Bộ Công Thương hỗ trợ Cao Bằng đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Longform | Chung tay xuất khẩu nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet
