“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.
Đánh thức Bát Xát Hấp dẫn chợ phiên vùng cao Y Tý

Nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho đồng bào nơi đây phát huy nội lực, nỗ lực vượt khó vươn lên, từng bước an cư, lạc nghiệp, đoàn kết chung sức xây dựng cuộc sống mới hướng tới ấm no.

Bản Giàng vốn được biết đến là thôn xa nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước kia, khi nhắc đến cái tên Bản Giàng mọi người thường e ngại, chùn bước cũng bởi nó xa xôi, đường giao thông khó khăn, hiểm trở, nhất là vào mùa mưa. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giờ đây đường vào Bản Giàng đang được mở rộng, đơn vị thi công đường dây điện đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đóng điện phục vụ người dân.

“Sức bật”  Bản Giàng
Một góc thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát

Từ trung tâm xã Pa Cheo, theo đường trục chính qua thôn Tả Pa Cheo, chúng tôi đi sâu vào rừng già, dọc theo con đường đang được mở rộng, thi công là đường ống dây điện ngầm được công nhân điện lực kéo vắt qua những khúc cua tay áo, hiểm trở. Vượt qua những con dốc đá lởm chởm, sau gần một giờ đồng hồ ngồi trên xe máy chúng tôi đặt chân đến Bản Giàng. Điều đầu tiên tạo ấn tượng với chúng tôi đó là một màu xanh trù phú, là những mái nhà ẩn hiện sau những thửa ruộng bậc thang, bên cạnh những nương ngô xanh mướt đang kỳ trổ cờ, phun râu.

“Sức bật”  Bản Giàng
Đường vào thôn đang được đổ bê tông

Qua làm việc và đi thực tế nhận thấy, Bản Giàng có một số lợi thế nhất định. Đầu tiên phải kể đến là dân số, ở đây đa phần là người trẻ, trong độ tuổi lao động lại cần cù, chăm chỉ. Bên cạnh đó thì Bản Giàng được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu rất ôn hòa, mát mẻ; đất đai màu mỡ, trên nương thì trồng ngô, trồng cây dược liệu, trồng cây ăn quả, trồng đào lấy cành..., dưới ruộng thì trồng lúa nước bảo đảm lương thực.

Song song với đó, cấp ủy, chính quyền luôn sát sao trong triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế... để người dân được tiếp cận. Anh Sùng A Sáng - Bí thư chi bộ thôn Bản Giàng - cho biết: Thôn Bản Giàng hiện có 58 hộ dân với trên 280 nhân khẩu đều là người dân tộc Mông. Đồng bào có truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cần cù, chăm chỉ, chịu khó lao động sản xuất nên hiện không một mảnh nương, mảnh vườn nào không có rau xanh; đất trống, đồi trọc thì được trồng ngô, trồng đậu. Mặc dù cả thôn chưa có ngôi nhà nào của người dân được xây dựng kiên cố nhưng mỗi gia đình đều có trên dưới hai chục con gà, con vịt, trong chuồng có vài ba con lợn...; ban ngày thường chỉ có người già ở nhà còn trẻ nhỏ thì đến trường học tập, bố mẹ chúng thì lên nương trồng, cấy để dành dụm bao thóc, bao ngô cho những ngày mưa gió không đi làm được. Cũng nhờ chăm chỉ như vậy nên nhà nào cũng có đủ thóc, gạo để ăn và để dành được cả sang năm sau nữa.

“Sức bật”  Bản Giàng
Trạm biến áp của điện lực đã được lắp đặt

Đưa chúng tôi đi thực tế, trò chuyện, anh Sáng phấn khởi khoe: Đường bê tông của thôn đang được thi công rồi, kể từ khi các hộ dân chuyển về đây sinh sống năm 2009, được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống cây trồng, giống con vật nuôi, đời sống của bà con được bảo đảm, nhưng do đường giao thông khó khăn có muốn mang bao thóc, bao ngô, con lợn, con gà đi bán để mua sắm thêm vật dụng gia đình cũng khó. Nên khi người dân biết là sẽ được mở đường bê tông vào thôn thì vui mừng lắm”. Bản thân Bí thư Sáng cũng tham gia làm cùng, vừa là vai trò giám sát, vừa là động viên anh em công nhân và đạt ngày công lao động thì mang về thêm nguồn thu cho gia đình.

Một khó khăn nữa của Bản Giàng phải kể đến đó là người dân trong thôn chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Anh Hầu A Hử, một người dân trong thôn cho biết: đa số người ở thôn đều sử dụng máy phát điện đặt ở mương dẫn nước, nhà anh cũng có nhưng chỉ được 2 bóng điện nhỏ để cho con học bài, do nguồn nước không ổn định nên điện thì phập phù, lúc sáng, lúc tối nhưng vẫn phải dùng vì có còn hơn là không. Nên khi nhận được thông báo là chuẩn bị kéo điện lưới Quốc gia đến từng nhà dân thì ai cũng mong chờ, mọi người đều đi mua thêm bóng điện, nồi cơm điện nữa, có nhà khá hơn đã chuẩn bị đủ tiền để mua ti vi rồi... ai cũng đều vui”.

“Sức bật”  Bản Giàng
Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật đến người dân

Vượt qua những vườn đào, vườn mận,... chúng tôi lên tới khu vực trồng cây lê VH6 của thôn. Từ những ngày đường đi còn hiểm trở, năm 2015, xã Pa Cheo đã chủ trương đưa cây Lê VH6 vào trồng tại đây. Hơn 100 gốc lê đầu tiên đã bén rễ, sinh trưởng và phát triển tốt, cộng với điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, bước đầu cây lê đã cho thu quả. Ngặt nỗi đường đi lại còn khó khăn, diện tích trồng còn ít, người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên sản lượng thấp và chất lượng chưa cao, chưa thể trở thành hàng hóa. Đó cũng là cái khó chung của nông sản Bản Giàng chứ không riêng gì cây Lê.

Chính vì vậy việc có con đường bê tông vào tận thôn và có điện lưới Quốc gia đối với người dân Bản Giàng là niềm ao ước bấy lâu và đến nay nó đang dần trở thành hiện thực khi con đường đang được đổ bê tông từng phần, trạm biến áp của điện lực đã được lắp đặt chỉ chờ ngày hoàn thành để đóng điện.

Đồng chí Lý A Khoa chủ tịch UBND xã tự tin nói với chúng tôi: “Bản Giàng vẫn được gọi với cái tên là thôn 3 không: Không điện, không đường bê tông, không trạm phát sóng điện thoại di động. Tuy nhiên với nhịp độ thi công này thì tầm cuối năm nay là người dân sẽ có đường bê tông, có điện thắp sáng, còn sóng điện thoại di động thì xã sẽ tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đầu tư để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, lúc đó cái danh thôn 3 không chắc chắn không còn tồn tại nữa. Tới đây xã cũng sẽ đề nghị với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thôn”.

“Sức bật”  Bản Giàng
Cây lê đã cho thu hoạch

Chia tay Bản Giàng, Pa Cheo, tin tưởng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành và trên hết là sự đoàn kết, nỗ lực, phát huy nội lực vươn lên của cấp ủy, chính quyền và đồng bào Mông nơi đây, Bản Giàng đã và đang vươn mình mạnh mẽ, đẩy lùi cái nghèo, cuộc sống mới bình yên, ấm no đang dần hiện hữu để đồng bào Mông Bản Giàng thêm vững tin vào những điều tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực mang đến cho đồng bào.

Phạm Thúy

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động