Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu
Hạ tầng thương mại Thứ hai, 26/09/2022 - 19:50
Lợi thế phát triển kinh tế vùng biên
Là địa phương có hoạt động giao thương với huyện Tịnh Tây, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), kinh tế cửa khẩu được Trùng Khánh rất quan tâm.
![]() |
Phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ đột phá, chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh |
Cụ thể, thương mại biên giới của các cặp Cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc), Cửa khẩu Pò Peo (Việt Nam) - Nhạc Vu (Trung Quốc) còn khá khiêm tốn so với thương mại biên giới đất liền toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Để hoạt động kinh tế cửa khẩu phát triển ngang tầm tiềm năng, Huyện ủy Trùng Khánh đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở tại các khu vực cửa khẩu.
Đáng chú ý, năm 2021, tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu đạt 195,55 triệu USD, tăng 135,2% so với năm 2020; tổng số phí thu được tại Cửa khẩu Trà Lĩnh và Cửa khẩu Pò Peo trên 7,5 tỷ đồng; thu thuế xuất nhập khẩu 130,51 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020.
6 tháng năm 2022, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 37,2 triệu USD, bằng 31% so với cùng kỳ năm 2021; công tác giám sát và quản lý công tác thu phí qua cửa khẩu được quan tâm, chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng quy định, thu phí được trên 792 triệu đồng, bằng 30% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện tại khu vực hai cửa khẩu Trà Lĩnh và Pò Peo có 21 dự án của 18 nhà đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên địa bàn khu kinh tế với tổng số vốn đầu tư trên 8.400 triệu đồng, trong đó có một số dự án đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào khai thác sử dụng, một số dự án đang tiến hành các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng và công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Một số dự án đầu tư của các nhà đầu tư trên địa bàn Cửa khẩu Trà Lĩnh và Pò Peo đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên theo ông Nông Văn Bộ - Chủ tịch UBND huyện Trung Khánh, hiện hạ tầng cơ sở cửa khẩu chưa được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án chậm được triển khai nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hoàn thành dự án.
Phát triển kinh tế cửa khẩu là nhiệm vụ trọng tâm
Để phát triển kinh tế cửa khẩu, theo lãnh đạo huyện Trùng Khánh cho biết, địa huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu hằng năm, phù hợp với từng giai đoạn. Chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực quản lý, hoàn thành kết cấu hạ tầng cửa khẩu, thông thoáng trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể hóa các chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện để phát huy hiệu quả kinh tế cửa khẩu.
Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ đối ngoại với phía Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cửa khẩu và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại cửa khẩu.
Ông Nông Văn Bộ thông tin thêm, việc phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện quan tâm thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025.
Cụ thể, cùng với việc tiếp tục huy động nguồn lực hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng, cần thu hút đầu tư phát triển, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn, kịp thời đưa ra các giải pháp, hướng dẫn và khuyến cáo nhằm tránh rủi ro, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, tập trung phối hợp với các cấp có thẩm quyền tổ chức các cuộc hội đàm với phía Trung Quốc nhằm duy trì quan hệ hợp tác biên giới với Cửa khẩu Pò Peo (Việt Nam), mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương khác của Trung Quốc. “Chú trọng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong khu vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện”- lãnh đạo huyện Trùng Khánh nêu giải pháp.
Theo đó, phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ đột phá, chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Trùng Khánh nói riêng.
Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

“Sức bật” Bản Giàng
Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội
