Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ

Từ một dược liệu quý hiếm, đông trùng hạ thảo đã trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa sinh kế mới cho bà con vùng cao trên chính mảnh đất quê hương.
Những cánh tay nối dài chạm đến giấc mơ thoát nghèo của đồng bào dân tộc “Vàng xanh” giúp đồng bào Tủa Chùa thoát nghèo bền vững Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Giấc mơ thoát nghèo từ nấm quý trời ban

Khi sương sớm còn vương trên nương ngô và gió núi thổi vi vu qua những triền đồi, những bàn tay người Mông, người Thái ở Điện Biên đã nhẹ nhàng mở cửa phòng nuôi trồng, chăm chút từng sợi nấm đông trùng hạ thảo, loài dược liệu được ví như “vàng mềm” giữa núi rừng Tây Bắc.

Đông trùng hạ thảo từ lâu vốn chỉ hiện diện trong các phòng khám Đông y cao cấp, trên kệ hàng của giới có thu nhập cao. Nhưng nay, chính bà con dân tộc thiểu số nơi vùng biên địa đầu Tổ quốc lại đang là người gieo trồng và làm chủ loại nấm quý giá này.

Điện Biên, với khí hậu đặc trưng và độ cao lý tưởng, đã được các chuyên gia đánh giá là vùng có điều kiện lý tưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Tận dụng thế mạnh ấy, nhiều hộ dân dưới sự hỗ trợ của chính quyền và ngành Công Thương đã mạnh dạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang mô hình sản xuất nấm công nghệ cao. Đây không còn đơn thuần là câu chuyện làm ăn, mà là hành trình chuyển hóa tư duy, bứt phá khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói bền vững.

Ông Đào Huy Hùng, chủ cơ sở đông trùng hạ thảo Huy Hùng, chia sẻ: “Trước đây bà con quanh tôi chỉ biết sống dựa vào nương, vào rẫy, thu nhập bấp bênh. Nay, với mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo, không ít hộ đã có doanh thu hàng trăm triệu mỗi tháng. Quan trọng hơn, bà con bắt đầu tin rằng mình có thể làm kinh tế bền vững, bằng chính trí tuệ và sức lao động của mình.

Tuy nhiên, con đường từ căn phòng nuôi trồng đến tay người tiêu dùng không hề bằng phẳng. Đông trùng hạ thảo Điện Biên, dù có chất lượng không thua kém sản phẩm từ các tỉnh bạn hay hàng nhập khẩu, vẫn đang gặp rào cản lớn về đầu ra.

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ
Hiện nay, chính bà con dân tộc thiểu số nơi vùng biên địa đầu Tổ quốc lại đang là người gieo trồng và làm chủ loại nấm quý giá. Ảnh minh hoạ

Thị trường tiêu thụ hiện nay chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi có nhóm khách hàng cao cấp. Trong khi đó, phần lớn người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn chưa có cơ hội tiếp cận sản phẩm, phần vì giá thành còn cao, phần vì thiếu nhận diện thương hiệu.

Cạnh tranh từ các thương hiệu lớn ở Lâm Đồng, Hà Nội hay thậm chí từ Hàn Quốc, Tây Tạng… càng khiến sản phẩm của bà con Điện Biên chật vật khẳng định chỗ đứng. Một nguyên nhân sâu xa là do phương thức kinh doanh còn quá truyền thống, chưa bắt nhịp với xu hướng thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm và mua sắm sản phẩm.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Điện Biên cho rằng: “Nếu muốn trụ vững trên thị trường, bà con và các cơ sở sản xuất bắt buộc phải chuyển mình. Không thể nuôi trồng theo công nghệ cao nhưng bán hàng bằng phương pháp cũ được.”

Chính sách đồng hành cùng người dân

Trong thời đại kỷ nguyên số, nơi thương mại điện tử không còn là lựa chọn mà là lối đi tất yếu, vai trò của Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành trở nên then chốt trong việc tháo gỡ nút thắt thị trường cho nông sản đặc thù. Thấu hiểu điều đó, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã chủ động vào cuộc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực: từ việc tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật nuôi trồng bài bản, cung ứng giống nấm chất lượng cao, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ sản xuất, cho đến kết nối tiêu thụ đầu ra, đưa sản phẩm đông trùng hạ thảo của đồng bào lên các sàn thương mại điện tử lớn mở ra hướng đi mới, giàu triển vọng và bền vững hơn cho người dân nơi miền núi cao.

Việc đẩy mạnh bán hàng qua các nền tảng trực tuyến không còn là lựa chọn, mà là xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... để tiếp cận khách hàng trên cả nước, giảm sự phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống”, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết.

Không dừng lại ở kỹ thuật, chính quyền cũng hướng dẫn bà con cách làm truyền thông sản phẩm, xây dựng câu chuyện thương hiệu – từ nguồn gốc núi rừng Tây Bắc, bàn tay người dân tộc, cho đến giá trị sức khỏe cho cộng đồng. Những clip giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, phản hồi của khách hàng, thậm chí cả hành trình làm nấm đã bắt đầu xuất hiện trên TikTok, Facebook, Zalo...

Bà con dân tộc thoát nghèo nhờ trồng nấm công nghệ
Mô hình sản xuất nấm công nghệ cao. Ảnh: Ngọc Hoa

Việc đưa đông trùng hạ thảo từ phòng lab lên sàn thương mại điện tử không chỉ giúp sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn, mà còn giúp bà con nắm bắt kỹ năng mới trong kỷ nguyên số, điều chưa từng có trong lịch sử làm nông nghiệp truyền thống của họ.

Nhận thức rõ tiềm năng của cây dược liệu trong việc phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 26/9/2022, phê duyệt phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo. Theo đó, giai đoạn 2022–2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển khoảng 200–300 ha các loài dược liệu như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa, tam thất bắc, hoàng tinh hoa trắng… Đến năm 2030, diện tích trồng mới dự kiến đạt 700–1.000 ha, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 400 lao động và khoảng 500 lao động thời vụ, góp phần giảm nghèo cho trên 100 hộ dân.

Từ những lò ấp nhỏ nơi thôn bản, những lọ đông trùng hạ thảo nay đã vươn đến các đô thị lớn, trở thành biểu tượng cho sự hồi sinh kinh tế của người dân tộc thiểu số. Không còn là “nông dân nghèo”, họ đã trở thành những “kỹ sư nông nghiệp công nghệ cao” với thu nhập ổn định, tư duy thị trường và khát vọng vươn lên.

Câu chuyện của đông trùng hạ thảo không chỉ là chuyện của một sản phẩm nông nghiệp mà đó là câu chuyện của lòng tin, của đổi mới, của dũng cảm từ bỏ cái cũ để bước vào tương lai. Và trong hành trình ấy, chính sách đồng hành, sự vào cuộc quyết liệt của ngành Công Thương và khát vọng vươn lên của bà con dân tộc đã cùng nhau viết nên một chương mới: Giảm nghèo bằng khoa học, làm giàu bằng tri thức và phát triển bền vững trên chính mảnh đất quê hương.

Trồng nấm đông trùng hạ thảo một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được nhân rộng tại vùng cao, đông trùng hạ thảo không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn mở ra hướng đi bền vững trong giảm nghèo, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện khó khăn của tỉnh.
Thiên Kim
Bài viết cùng chủ đề: Giảm ghèo thông tin

Tin cùng chuyên mục

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Giảm nghèo bền vững qua hành trình khởi nghiệp từ cam Cao Phong

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong là minh chứng sống động về tinh thần khởi nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho bà con.
Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La: Gieo hạt liên kết, gặt mùa tiêu thụ

Sơn La chủ động chuẩn bị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu cho vụ mùa năm 2025.
Bản làng Yên Bái bừng sáng với những

Bản làng Yên Bái bừng sáng với những 'mùa vàng' xuất khẩu

Trên 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nông sản Yên Bái đơm trái ngọt từ những chính sách đúng hướng và bàn tay cần mẫn của đồng bào các dân tộc.
Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Hun khói thịt trâu, thắp sáng khát vọng vươn lên thoát nghèo

Từ gian bếp vùng cao đến thị trường cả nước, thịt trâu gác bếp Phong Sương giúp người phụ nữ dân tộc Thái dựng lại sinh kế, bền lòng vượt khó.
Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Longform | Nông sản vùng cao ‘chạm’ giấc mơ toàn cầu

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều loại nông sản vùng cao như xoài, chanh leo... vươn tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, EU, Anh...
Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Bắc Kạn nhân lên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của đồng bào nhờ mô hình thương mại mới

Từ những gánh hàng nhỏ bé trong thôn bản heo hút đến gian hàng trưng bày sản phẩm sáng rực giữa vùng cao, Bắc Kạn đang từng bước kiến tạo hệ sinh thái bền vững.
Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Sản phẩm vùng sâu vùng xa được ‘săn đón’ tại Vietnam Expo 2025

Nhiều sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa đã được người tiêu dùng đón nhận tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025).
Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn: Hành trình thoát nghèo từ cây dong riềng

Miến dong Bắc Kạn không chỉ là sản phẩm truyền thống mà còn là câu chuyện khởi nghiệp bền bỉ của cô Triệu Thị Tá, người đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo.
Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến

Dâu tây Sơn La: Từ nương rẫy đồng bào đến 'bàn tiệc' năm châu

Từ bàn tay của bà con đồng bào Sơn La, trái dâu tây đã bén rễ "vựa trái cây" miền Bắc, trở thành một sản phẩm chủ lực có giá trị cao, tràn đầy cơ hội xuất khẩu.
Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Nâng giá trị sản phẩm vùng dân tộc bằng ‘cánh cửa’ online

Bằng chất lượng, câu chuyện văn hoá vùng miền, thông qua kênh thương mại điện tử, sản phẩm vùng dân tộc và miền núi sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi

Để hàng hóa đặc hữu của Bắc Kạn có chỗ đứng trên thị trường, tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành trong cả nước.
Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Bài 2: Tháo gỡ thách thức cho phương thức livetream bán hàng

Nhiều thách thức, trong đó có vận chuyển với chi phí cao đã kéo giảm đáng kể hiệu quả cũng là rào cản của phương thức bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bài 1: Hướng dẫn tiếp cận phương thức livestream bán hàng

Bộ Công Thương tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiêu thụ hàng hoá.
Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Sàn thương mại điện tử chung tay tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc

Hơn 10 năm hoạt động, sàn thương mại điện tử Postmart đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con miền núi, vùng dân tộc.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Craft Link hỗ trợ bà con vùng dân tộc lưu giữ văn hoá từ thương mại hoá sản phẩm

Gần 30 năm qua, Craft Link đã giúp bảo tồn, phát triển nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con thương mại hoá sản phẩm.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội đã chia sẻ về những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Bắc Kạn: Khai thác tối đa các FTA để xuất khẩu

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu sản phẩm thế mạnh.
Mobile VerionPhiên bản di động