Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Hà Giang: Nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư Đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”

Thông tin tại buổi làm việc cho thấy, trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Bộ Quốc phòng đã có chủ trương nghiên cứu mở sân bay chuyên dùng và thiết lập đường bay hàng không chung tại tỉnh Hà Giang. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, xây dựng sân bay tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Vị trí này có thể xây dựng Cảng hàng không với chiều dài đường cất hạ cánh, đường lăn 2.400 mét, 06 vị trí đỗ tàu bay và nhà ga hàng không.

Sớm bổ sung Cảng hàng không tại Hà Giang vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không
Ảnh minh họa

Qua khảo sát thực địa, xây dựng phương án nghiên cứu mở sân bay chuyên dùng và thiết lập đường bay hàng không chung tại tỉnh Hà Giang, đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Cục Hàng không Việt Nam và đơn vị tư vấn thiết kế cảng hàng không cho rằng việc đặt đường bay tại vị trí do tỉnh đề xuất tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang chưa thực sự khả thi, do chưa đáp ứng được hết yêu cầu cần thiết để mở đường bay tại địa điểm này.

Đồng thời, qua nghiên cứu sơ bộ, có thể xem xét, đánh giá, đề xuất thêm một số vị trí dự kiến để đặt đường bay tại xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang và xã Hương Sơn, huyện Quang Bình, tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về tổ chức vùng trời và sơ bộ phương thức bay để khẳng tính khả thi của dự án.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn trong thời gian tới Cục Hàng không Việt Nam sớm có bổ sung xây dựng Cảng hàng không tại tỉnh Hà Giang vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bởi đây là vấn đề thực sự cần thiết đối với tỉnh, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội, góp phần xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch
Toàn cảnh buổi làm việc

Trước những khó khăn, vướng mắc về lựa chọn vị trí để đặt đường bay, Phó Chủ tịch UBND Hà Thị Minh Hạnh đề xuất với các chuyên gia của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và Đơn vị tư vấn thiết kế, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho tỉnh trong quá trình xây dựng quy hoạch, lựa chọn vị trí phù hợp để mở đường bay trong thời gian gần nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đinh Việt Thắng, Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá cao tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Ông Đinh Việt Thắng cho rằng việc đề nghị bổ sung xây dựng Cảng hàng không tại tỉnh Hà Giang vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là vấn đề cần thiết và ủng hộ đề xuất của tỉnh. Đồng thời phân tích kỹ tiềm năng thị trường hàng không chung trên địa bàn và nhận định một số khó khăn mà tỉnh cần xem xét, nghiên cứu.

Trong thời gian tới, Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đề nghị tỉnh Hà Giang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam, sớm xây dựng các đề án quy hoạch cụ thể liên quan đến giao thông quanh khu vực sân bay, các vành đai an ninh an toàn, liên kết vùng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn để Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đưa vào quy hoạch trong thời gian gần nhất.

Xuân Lập

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động