Lào Cai kết nối đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 31/03/2025 - 09:47
Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương Lào Cai: Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản |
Nông sản Lào Cai rộng mở đầu ra
Mới đây, Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 - sự kiện nằm trong chương trình Quốc gia về xúc tiến thương mại do Cục Xúc tiến thương mại đã được Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Diễn ra từ ngày 27/3/2025 đến ngày 29/3/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, thu hút 700 gian hàng nông sản thực phẩm, cùng nhiều hoạt động kết nối giao thương, hội nghị hội thảo, xúc tiến thương mại nội địa và quốc tế.
![]() |
Sản phẩm của Lào Cai tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 (Ảnh: Duy Chí) |
Đáng chú ý, doanh nghiệp tỉnh Lào Cai tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đặc hữu địa phương đạt tiêu chuẩn OCOP: cao Actiso, gạo nương, dược liệu cùng nhiều hình ảnh đặc trưng nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hoá có thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Lào Cai đến các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu trong và ngoài nước.
Tại đây, các doanh nghiệp tỉnh Lào Cai đã ký kết 05 hợp đồng ghi nhớ, hợp tác với các đối tác tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch, phát triển logistics, phân phối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Đây chỉ là một trong rất nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và sản phẩm của Lào Cai nói chung. Thời gian qua, nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm đặc trưng địa phương tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian gần đây, tỉnh Lào Cai đã luôn quan tâm đến việc tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc địa phương. Đơn cử, tỉnh Lào Cai đã xác định các giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của bà con là thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Theo đó, tỉnh Lào Cai tiếp tục quan tâm đến công tác xúc tiến, đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh Lào Cai dự kiến thu hút 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án tập trung vào chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, gắn kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa với công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường, gắn kết với chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường…
![]() |
Lào Cai quan tâm đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc (Ảnh: Kiều Lê) |
Bên cạnh đó, Lào Cai còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thị trường rộng hơn.
Toàn tỉnh hiện đã cấp 393 nhãn hiệu, gồm: 50 nhãn hiệu tập thể, 17 nhãn hiệu chứng nhận, 326 nhãn hiệu thông thường không mang địa danh và 2 chỉ dẫn địa lý. Trong đó có một số nhãn hiệu nổi tiếng trở thành thương hiệu của tỉnh và trong nước, như: gạo Séng Cù Mường Khương, mận Bắc Hà, su su Sa Pa, tương ớt Mường Khương, lê Bắc Hà, quýt Mường Khương, bò vàng Mường Khương, vịt bầu Nghĩa Đô, miến đao sâm Bát Xát,...; chỉ dẫn địa lý đối với gạo nếp Thẩm Dương Văn Bàn, gạo Séng Cù Mường Vi Bát Xát...
Tỉnh Lào Cai còn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và vùng chuyên canh, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng dược liệu quý. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tại thị xã Sa Pa giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 đã được triển khai, tạo điều kiện cho bà con tham gia vào chuỗi sản xuất bền vững.
Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại
Ông Hoàng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết: Lào Cai ngoài thế mạnh về thiên nhiên, phong cảnh, du lịch, nơi đây còn có nhiều đặc sản đặc hữu với vùng nguyên liệu, dược liệu quý như quế, chè, actiso, đặc biệt là gạo nương được canh tác theo quy trình sạch có mùi thơm và vị ngon đặc trưng.
Trong bối cảnh đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, tỉnh đã dành nguồn kinh phí xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đi tham dự hàng chục chương trình hội chợ và sự kiện xúc tiến thương mại hàng năm. Mục tiêu kết nối các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh vùng dân tộc thiểu số với các nhà phân phối lớn như Trung tâm Thương mại Go! Lào Cai, Siêu thị Winmart, Siêu thị Thành Công Lào Cai… Đồng thời, tìm giải pháp đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
![]() |
Lào Cai xác định đẩy mạnh hát triển thương hiệu và vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (Ảnh: Trọng Bảo) |
Tỉnh còn xác định nỗ lực xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm thế mạnh. Mục tiêu trong giai đoạn 2024-2025 là mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất một điểm giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Các điểm này phải đáp ứng tiêu chí về vị trí thuận lợi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và có bao bì, nhãn mác rõ ràng. Hoạt động này nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thế mạnh địa phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh quảng bá sản phẩm.
Đặc biệt, tỉnh xác định đẩy mạnh hát triển thương hiệu và vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như chè, chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới và dược liệu. Đồng thời, đầu tư vào vùng nguyên liệu, bảo tồn và phát triển các loại cây trồng đặc sản, tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Song song với các hoạt động xúc tiến thương mại, Lào Cai cũng đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng thương mại. Trong giai đoạn 2022-2023, tỉnh đã triển khai xây dựng mới chợ Tả Củ Tỷ (huyện Bắc Hà) và cải tạo chợ Điện Quan (huyện Bảo Yên).
Kế hoạch giai đoạn 2024-2025 dự kiến đầu tư xây mới và nâng cấp 05 chợ với tổng vốn 14,9 tỷ đồng, trong đó có 7,4 tỷ đồng từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; 7,3 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và 200 triệu đồng từ huy động cộng đồng.
Các hoạt động này không chỉ giúp đồng bào tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế địa phương và thu hút khách du lịch.
Toàn tỉnh Lào Cai đang duy trì và phát triển hàng trăm chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận, trong đó có nhiều chuỗi nông sản đang cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. |
Tin mới nhất

Củ cải muối Hà Giang tiếp tục ‘xuất ngoại’ thành công sang Nhật Bản
Tin cùng chuyên mục

Chuyển nguồn vốn - giải pháp tăng tốc giảm nghèo bền vững

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không
