Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Thời gian qua, H.Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải, bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch.
Cao nguyên trắng Bắc Hà rực rỡ sắc hoa xuân hút khách du lịch Cao nguyên trắng Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn du xuân

Với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, đặc biệt mùa xuân những nương đồi, thung lũng nhỏ trồng mận tam hoa bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi, hoa đào tô sắc hồng, hoa cải vàng lung linh.., truyền thống văn hóa dân tộc Tày, Mông... đậm đà bản sắc, nổi bật là điệu xòe được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tả Chải (Bắc Hà) đã và đang thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Vẻ đẹp nương, đồi thung lũng mận tam hoa bung nở trắng tinh khôi Tả Chải - Bắc Hà

Cũng như nhiều homestay khác trên địa bàn xã Tả Chải nói riêng và huyện Bắc Hà đang tất bập đón khách suốt hơn 2 tuần qua, chị Hoàng Thúy, tổ hợp tác du lịch cộng đồng xã Tả Chải - chủ Homestay Hoàng Thúy nổi danh trong nước và quốc tế cũng đang gấp gáp dọn dẹp nhà sàn truyền thống, chăn đệm, thực phẩm, các món ăn đặc sản... để phục vụ khách vào dịp Festival cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023 diễn ra từ 10- 12/2 này, chị Thúy cho biết: Hơn 02 qua, theo thông tin của Hiệp Hội du lịch huyện và tổ hợp tác du lịch Tả Chải và nhà mình đều kín khách và sắp tới du khách đã đặt kín lịch đến đầu tháng 3, chủ yếu là khách Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái và TP. Lào Cai. Đây thực sự là tín hiệu vui với những người làm du lịch cộng đồng chúng mình. Thời gian qua và sắp tới, hầu hết du khách đến để được đưa đi trải nghiệm ngắm hoa đào, anh đào, hoa cải vàng, hoa mận tam hoa và sắp tới là hoa mận tả van và hoa lê trắng; hầu hết du khách rất thích thú, ấn tượng với Bắc Hà mùa xuân.

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà
Chị Hoàng Thúy đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phục vụ khách du lịch trải nghiệm

Xã Tả Chải nằm tiếp giáp trung tâm huyện lỵ, có đường giao thông thuận tiện, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẻ. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa, mô hình điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Chải bà con dân tộc Tày nơi đây làm du lịch và hưởng lợi từ du lịch.

Nằm ở bao quanh trung tâm huyện lỵ Bắc Hà dưới chân dãy núi Cô Tiên, vốn từ lâu đã nổi tiếng là địa điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn của Bắc Hà, Tả Chải vài năm trở lại đây còn được biết đến nhiều hơn với đặc sản du lịch mang cái tên rất mới mẻ homestay, ông Đặng Xuân Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Tả Chải - cho biết: “Xã Tả Chải hiện có gần 200ha cây ăn quả, chủ yếu là mận, lê, đào, trong đó có trên 100ha mận tam hoa đang trong thời kỳ bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi và đã có nhiều du khách đã và đang đến với Tả Chải trải nghiệm; ở đây có những thung lũng, nương đồi mận tam hoa đẹp còn giữ được như Na Khèo, Na Thá, Na Pắc Ngam và Na Kim...

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Vẻ đẹp mận tam hoa bung nở trắng đã thu hút đông đảo du khách đến Tả Chải thưởng hoa, ngắm cảnh và chụp hình kỷ niệm

Với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian qua, bên cạnh sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, Chính quyền xã Tả Chải đã khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng homestay, đến nay toàn xã đã có 15 hộ làm mô hình này; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt nghệ thuật Xòe của người Tày Tà Chải đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 3/2015. Xã Tả Chải đã trồng mới 10 ha mận tam hoa mận tam hoa năm 2020- 2021, dự kiến trồng mới hơn 10ha trong thời gian tới gắn với phát triển du lịch nông nghiệp bền vững; đang tập trung phát triển 12ha rau trồng theo công nghệ cao và 30 ha rau sạch trồng tại 6/6thôn, phát triển các loại cây ưan quả đặc sản là sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo môi trường, cảnh quan phát triển loại hình du lịch miệt vườn trải nghiệm… chú trọng công tác vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà
Du khách còn có dịp tìm hiểu và tham gia điệu xòe Tả Chải sôi động và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Mông, Phù Lá... xã Tả Chải

Đã từ lâu xã Tả Chải, huyện Bắc Hà được biết đến là vùng quê giàu truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật là văn hóa dân tộc Tày. Nền văn hóa dân tộc Tày xã Tả Chải, nhất là văn hóa lễ hội với hội xòe, lễ hội lồng tồng đặc sắc hấp dẫn… mang đậm nét văn hóa dân tộc với sự độc đáo, tinh tế. Ðó chính là thế mạnh để Tả Chải khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch văn hóa cộng đồng.

Ðồng bào Tày ở Tả Chải duy trì tổ chức đều đặn các lễ hội truyền thống. Ngoài Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, vào ngày rằm tháng chạp âm lịch bà con tổ chức lễ hội lồng tồng (xuống đồng), 2/2 âm lịch tổ chức lễ cúng rừng, sau vụ mùa vào tháng 10 âm lịch tổ chức lễ cơm mới…

Các lễ hội này đã góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa – văn nghệ dân gian, thể dục – thể thao dân tộc, văn hóa cộng đồng… tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Văn hóa lễ hội chính là nét hấp dẫn khách du lịch nhất của vùng đất này.

Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà
Dự kiến hoa mận kéo dài đến trung tuần tháng 2, những điểm hoa mận đẹp ở trung tâm xã, Na Khèo, Na Kim và Na Thá xã Tả Chải hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn của du khách

Theo lịch, từ ngày 10 - 12/2 sẽ diễn ra Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa xuân năm 2023 với chủ đề “Sắc màu cao nguyên”. Là 1 trong 2 xã cùng với Na Hối có diện tích mận tam hoa lớn nhất Bắc Hà, Tả Chải đang chuẩn bị các điều kiện để tham gia các hoạt động của Festival, trong đó trọng tâm là hoạt động đón khách trải nghiệm homestay, ẩm thực, trải nghiệm, chụp ảnh những vườn hoa mận tam hoa; tìm hiểu phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông. Chào đón du khách, xã tả Chải đã chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến tới các homestay, các thôn tập trung bảo đảm an ninh- trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt để du khách trải nghiệm, khám phá vườn hoa mận và có những ấn tượng đẹp, vận động người dân chỉnh trang nhà ở, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, gìn giữ và chăm sóc vườn mận - ông Đặng Xuân Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Tả Chải nhấn mạnh.

Còn chị Hoàng Thúy cho biết, sắp tới khách đến Bắc Hà rất đông, nhất là khách Việt Nam lên trải nghiệm mùa xuân Bắc Hà muôn sắc hoa, mùa mận tam hoa bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi... Lượng khách đông, gia đình vẫn giữ mức giá niêm yết, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; có đội xòe Na kim, Na Khèo luôn túc trực phục vụ du khách có nhu cầu, có hướng dẫn viên tận tình và đối với dịch vụ ẩm thực luôn có các món ăn đặc sản dân tộc để thu hút và giữ chân du khách.

Để tạo ấn tượng thu hút khách du lịch đến với Tả Chải trong dịp Xuân Quý Mão 2023, nhất là Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa xuân sắp tới, các thôn và các hộ dân trong xã luôn chủ động các phương án phục vụ, anh Vàng Văn Tân, trưởng thôn Na Lo cho biết: “Thôn đã chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chỗ ăn, nghỉ, sản phẩm du lịch đặc trưng; các món ăn đặc sản địa phương, nhất là phục vụ văn nghệ quần chúng, biểu diễn điệu xòe truyền thống, phục vụ du khách ”.

Ở xã Tả Chải, dịch vụ du lịch homestay xuất hiện đầu tiên ở thôn Na Lo sau mở rộng ra các thôn bản khác như: Na Hô, Na Kim, Na Thá… Đến nay, đã hình thành được 15 hộ dân làm du lịch homestayvà các dịch vụ khác như: Bán hàng, hướng dẫn viên du lịch… Ngoài ra, để thu hút du khách, các hộ dân tại đây đã tự đầu tư học ngoại ngữ, học nấu ăn, thành lập đội văn nghệ; đội xòe thường xuyên phục vụ du khách khi có nhu cầu.

Có thể khẳng định, loại hình du lịch “homestay” đã làm thay đổi bộ mặt thôn, bản của xã Tả Chải. Là loại hình du lịch có tiềm năng, để quản lý, khai thác có hiệu quả “homestay”, trong thời gian tới, xã Tả Chải tiếp tục có biện pháp phát triển toàn diện; đẩy mạnh công tác quảng bá, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong và ngoài huyện để thu hút khách du lịch, nhằm đưa loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển, góp phần xóa nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tráng Xuân Cường

Tin mới nhất

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về chính sách phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi.
Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

100% hộ kinh doanh tại huyện Hòa Vang dùng hóa đơn điện tử, sản phẩm OCOP được xây dựng mã vạch, tiểu thương chợ dần áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
“Sức bật” Bản Giàng

“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su

Các Sàn Giao dịch chuyên biệt là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và cao su.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Gia Lai: Thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam

Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt Nam tại vùng nông thôn, tỉnh Gia Lai hướng đến xây dựng điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn.
Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Hà Giang kiến nghị bổ sung Cảng hàng không tỉnh vào Quy hoạch

Đây là kiến nghị của đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác tỉnh Hà Giang với Cục Hàng không Việt Nam.
Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Đắk Nông đặt ra nhiều nội dung để phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Bài 3: Cần chiến lược dài hơi phát triển thương mại biên giới

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thương mại biên giới… Nghệ An cần có đột phá trong quy hoạch và chiến lược phát triển dài hơi.
Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Để phát triển thương mại biên giới, Nghệ An cần khai thác các tiềm năng, lợi thế, góp phần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đồng hành cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đa dạng hình thức tuyên truyền cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Trùng Khánh (Cao Bằng) đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thế mạnh của Trùng Khánh (Cao Bằng) là kinh cửa khẩu, trên địa bàn hiện có cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo đang góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Kon Plông khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Kon Plông đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động