Thái Nguyên: Hành trình đưa chè Sông Cầu vươn tầm quốc tế
Kinh tế nông thôn và miền núi Thứ năm, 27/03/2025 - 12:20
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia Đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè Thái Nguyên Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch |
Những chính sách đúng đắn, kịp thời
Thái Nguyên từ lâu đã được biết đến như "thủ phủ chè" của Việt Nam, với nhiều vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, La Bằng, và đặc biệt là Sông Cầu. Sông Cầu cũng là địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Quyết định số 861/QĐ-TTG ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và không ít bà con đồng bào địa phương đã tham gia trồng chè. Đây là nguồn sinh kế quan trọng của bà con.
![]() |
Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè và chè là sản phẩm giúp nhiều bà con đồng bào dân tộc giảm nghèo (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên) |
Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động lịch sử và kinh tế, vùng chè Sông Cầu từng đối mặt với nguy cơ mai một. Trong bối cảnh đó, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để phát triển sản phẩm đặc thù này. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030. Từ Nghị quyết đó, UBND tỉnh đã ban hành, triển khai các đề án phát triển chè bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên; Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhiều chính sách được ban hành và triển khai có hiệu quả như: Hỗ trợ phân bón hữu cơ, sinh học; hỗ trợ chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước và thiết bị trong sơ chế, chế biến chè; hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, kết nối quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm trà…
Hiện nay, Thái Nguyên là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng chè dẫn đầu cả nước. Tỉnh đã phát triển được vùng nguyên liệu sản xuất với quy mô gần 22.500ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm; giá trị sản phẩm trà đạt 12,3 nghìn tỷ đồng. Toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp, 163 hợp tác xã (HTX), 251 làng nghề truyền thống, với trên 91.000 hộ chế biến chè xanh, chè xanh chất lượng cao.
Để phát triển bền vững vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè, giá trị sản phẩm trà, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè an toàn gắn với chuyển đổi số để quản lý, truy xuất nguồn gốc và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè được đẩy mạnh theo hướng trồng mới, trồng thay thế, cải tạo lại những nương chè giống cũ, già cỗi, năng suất, chất lượng thấp. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng mới, trồng lại trên 500ha chè, nâng tổng diện tích chè giống mới đến nay đạt 18.376ha, chiếm 82,7% diện tích chè toàn tỉnh.
Song song với đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên đại bàn tỉnh cũng vào cuộc để triển khai các giải pháp nâng cao giá trị cho chè Sông Cầu. Trong đó, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An đã đóng vai trò quan trọng trong việc hồi sinh và phát triển thương hiệu chè Sông Cầu, đưa sản phẩm chè truyền thống vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hồi sinh vùng chè huyền thoại Sông Cầu
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, nghệ nhân văn hoá trà Việt Vũ Thị Thương Huyền cho biết, sinh ra và lớn lên tại vùng đất Sông Cầu, bà Vũ Thị Thương Huyền đã chứng kiến những thăng trầm của cây chè nơi đây. Vào những năm 1970, bố mẹ bà làm việc tại Nông trường chè Sông Cầu, nơi từng là biểu tượng của ngành chè Thái Nguyên. Tuy nhiên, sau nhiều biến đổi về cơ chế và kinh tế, nông trường dần mất đi vị thế, dẫn đến việc giải thể và giao lại diện tích chè cho các hộ nông dân. Trong giai đoạn này, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khiến vùng chè Sông Cầu đứng trước nguy cơ mai một.
![]() |
HTX Chè Thịnh An đẩy mạnh các giải pháp xây dựng thương hiệu chè Sông Cầu (Ảnh: HTX Chè Thịnh An) |
Nhận thấy tiềm năng và giá trị của vùng chè Sông Cầu, năm 2016, bà Vũ Thị Thương Huyền thành lập HTX Chè Thịnh An với mục tiêu khôi phục và phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững. HTX liên kết với 150 hộ nông dân, quản lý và bao tiêu sản phẩm cho 50ha chè an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP. Đến năm 2020, HTX mở rộng thêm 20ha chè hữu cơ, nâng tổng diện tích canh tác lên 70ha với sản lượng đạt 140 tấn chè búp khô mỗi năm
HTX Chè Thịnh An chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm chè theo tiêu chuẩn an toàn và hữu cơ. Trong đó, 20ha đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng
HTX Chè Thịnh An đã tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các sản phẩm tiêu biểu của HTX bao gồm Trà tôm nõn, Trà đặc biệt, Trà trung du thuần chủng, Đinh trà thượng hạng và Trà xanh túi lọc. Nhờ chất lượng vượt trội, các sản phẩm này đã đạt chứng nhận OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với các hạng sao cao, từ 3 đến 4 sao. Những chứng nhận này không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn .
Để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường, HTX Chè Thịnh An tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Năm 2022, HTX tham gia Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 tại Hà Nội, giới thiệu các sản phẩm chè ngon từ vùng "đệ nhất chè Thái Nguyên" đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
![]() |
Một sản phẩm chè của HTX Thịnh An (Ảnh: Big Green) |
Ngoài ra, sản phẩm của HTX đã có mặt tại Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn Việt Nam số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và mua sắm.
Đáng chú ý, để phát triển trà thành một nét văn hoá đặc biệt của Thái Nguyên, bà Huyềnđã mời nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng về nói chuyện với bà con, nhằm khơi dậy niềm đam mê và nhận thức về giá trị của cây chè truyền thống. Năm 2011, tại Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên, sản phẩm "Chè Sông Cầu" đã giành giải Búp chè Vàng, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của thương hiệu này.
Định hướng phát triển bền vững
Nghệ nhân Vũ Thị Thương Huyền chia sẻ, HTX Chè Thịnh An không chỉ tập trung vào sản xuất và kinh doanh mà còn chú trọng đến việc phát triển bền vững. HTX tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn họ cách chăm sóc và thu hoạch chè theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Bà Vũ Thị Thương Huyền chia sẻ: "Với tôi, sản phẩm chè của HTX Thịnh An giống như những đại sứ, chuyên chở những giá trị văn hóa và tinh hoa của vùng đất Sông Cầu đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn hướng đến việc giữ gìn bản sắc truyền thống, đồng thời đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa chè Thịnh An vươn xa hơn trên thị trường."
Bằng sự nỗ lực lớn, Hợp tác xã Chè Thịnh An không chỉ góp phần hồi sinh vùng chè Sông Cầu mà còn tạo dựng một thương hiệu chè uy tín, chất lượng. Với hướng đi bài bản, đầu tư vào sản xuất hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm, HTX đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chè Thái Nguyên vươn tầm quốc tế.
Sự thành công của HTX Chè Thịnh An là minh chứng rõ nét cho thấy, khi có sự đồng lòng, quyết tâm của những người yêu chè và khát khao bảo tồn giá trị truyền thống, ngành chè Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường. |
Tin mới nhất

Sơn tra: 'Vàng xanh' trên núi Sơn La

Longform | Chuyên gia ‘hiến kế’ xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng dân tộc

Biến sản phẩm vùng quê thành ‘chìa khóa’ mở hướng thoát nghèo

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía
Tin cùng chuyên mục

Mai Châu (Hòa Bình) phát huy nguồn lực giảm nghèo bền vững

Từ bản sắc đến sinh kế: Con đường giảm nghèo bền vững

Đưa kinh tế vùng dân tộc thiểu số Điện Biên vươn xa

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Đảng viên người dân tộc Chứt quyết thoát nghèo với cây mít ruột đỏ

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản
