Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, xác định nguyên nhân, các chính sách đặc thù... nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể trong giảm nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế: Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để biết rõ hơn.

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững
Bà Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế

Thưa bà, để thực hiện thành công đề án giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế đã xây dựng những chính sách giảm nghèo đặc thù cụ thể gì?

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cụ thể hóa chủ trương thành những nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch cụ thể để các ngành, các cấp thuận tiện trong việc triển khai đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ở địa phương. Gần đây nhất, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20, trong đó có 6 nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù với 8 chính sách cụ thể, gồm: Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; hỗ trợ xóa nghèo và cải thiện đời sống cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; hỗ trợ trợ cấp xã hội hàng tháng cho hộ nghèo không có khả năng lao động; hỗ trợ cho hộ thoát nghèo, đồng thời thoát cận nghèo; xóa nhà tạm cho hộ nghèo; hỗ trợ ưu đãi lãi suất vay vốn cho hộ nghèo.

Trong số những chính sách đặc thù trên, nên tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm vào chính sách nào, thưa bà?

Để xây dựng, ban hành chính sách này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình và các đặc trưng cơ bản của hộ nghèo trên địa bàn. Vì vậy, có thể nói cả 6 nhóm chính sách nêu trên đều là trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Chẳng hạn, để đảm bảo mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế không còn hộ có thành viên là người có công với cách mạng là hộ nghèo thì nhóm chính sách “Hỗ trợ xóa nghèo và cải thiện đời sống cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng” là trọng tâm. Hay để thoát nghèo bền vững, người nghèo cần tiếp cận nguồn vốn để tạo việc làm, cải thiện sinh kế thì chính sách hỗ trợ lãi suất là trọng tâm. Hoặc một trong những chiều thiếu hụt mà người nghèo khó khắc phục nhất là chất lượng nhà ở và mục tiêu được đưa ra đến năm 2025 không còn hộ nghèo thiếu hụt chất lượng nhà ở. Vì vậy, chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo là chính sách quan trọng.

Xin bà cho biết việc phân bổ nguồn vốn cho các dự án trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (Chương trình) năm 2023 và những năm còn lại của chương trình trên địa bàn Thừa Thiên Huế?

Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 còn 2,79% và đến cuối năm 2025 còn 2,0 - 2,2%, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và bản thân hộ nghèo thì vấn đề nguồn lực có yếu tố quan trọng, góp phần không nhỏ để đạt được mục tiêu giảm nghèo. Do đó, căn cứ theo nguồn vốn được Trung ương phân bổ trong năm 2023 và theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn được HĐND tỉnh quy định, UBND tỉnh đã kịp thời phân bổ vốn để thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình trong năm 2023. Theo đó, trong năm 2023 đã phân bổ 299.470 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 158.091 triệu đồng, vốn sự nghiệp 141.379 triệu đồng). Trong đó, ngân sách Trung ương 296.088 triệu đồng, ngân sách địa phương 3.382 triệu đồng.

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình năm 2024, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kế hoạch vốn 2024 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, tham mưu Chính phủ phân bổ vốn thực hiện. Theo đó, trong năm 2024, dự kiến nguồn vốn Trung ương thực hiện Chương trình là 281.271 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 125.754 triệu đồng, vốn sự nghiệp 155.517 triệu đồng).

Với nguồn lực đã và dự kiến được phân bổ thì vấn đề nguồn kinh phí đã được bố trí đầy đủ, là cơ sở để thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững
Năm 2023, huyện miền núi A Lưới tổ chức Ngày hội việc làm lần thứ I, thu hút đông đảo người dân và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia đăng ký

Xin bà cho biết những thuận lợi, khó khăn và những đề xuất trong việc thực hiện Chương trình?

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 15/8/2023, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải ngân được 111.148 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 79.114 triệu đồng; vốn sự nghiệp 32.034 triệu đồng) trên tổng số vốn 427.263 triệu đồng từ nguồn vốn được cấp năm 2023 và vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023.

Nguồn vốn được cấp hiện nay đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành, địa phương có nguồn lực để thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo cho người dân và thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đề ra.

Bên cạnh đó, với những lý do khách quan và chủ quan, đến nay vẫn chưa đầy đủ hướng dẫn nên một số dự án chưa triển khai được hoàn toàn, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung. Một số dự án, tiểu dự án được phân bổ vốn nhưng thực hiện giải ngân gặp khó khăn do không đảm bảo số lượng đối tượng tham gia thích hợp. Yêu cầu về thời gian cũng là áp lực cho các cấp, ngành, địa phương trong việc hoàn thành nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn.

Tuy nhiên, theo kế hoạch của các cơ quan Trung ương, chậm nhất trong tháng 10 sẽ tham mưu Chính phủ hướng dẫn các địa phương các tiêu chí còn thiếu (tiêu chí thu nhập thấp; định danh cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên…). UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh một số nội dung liên quan đến các quy định thuộc thẩm quyền nhằm làm căn cứ để các cơ quan, địa phương triển khai hỗ trợ cho các tập thể, cá nhân thụ hưởng.

Mặt khác, đến nay, hầu hết các địa phương đã chủ động xác định, lựa chọn đối tượng, mô hình, dự án phù hợp với yêu cầu từng dự án. Hy vọng khi các cơ quan có trách nhiệm ban hành văn bản, việc giải ngân nguồn vốn sẽ đảm bảo tiến độ đề ra.

Nguyễn Tuấn

Tin mới nhất

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Ở nhiều điểm trường tại các địa bàn khó khăn, nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn còn rất thiếu thốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma tuý trên mảnh đất Mai Châu (Hoà Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Việt Nam là một trong những quốc gia làm tốt chiều cạnh giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ, và tín dụng chính sách có vai trò rất lớn trong quá trình này.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Đây là chia sẻ của ông Phan Hồng Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về vấn đề chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng với người nghèo và đối tượng chính sách đã đi vào cuộc sống, song để nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ thì vẫn còn rào cản cần tháo gỡ...
Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9h30 ngày mai (8/11), Báo Công Thương dự kiến tổ chức Tọa đàm “Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Sau 3 năm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Hà Nội đã có bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Vướng về cơ chế chính sách, muốn làm mà không thể làm được - ĐBQH đề nghị truy trách nhiệm các bộ, ngành chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin cho bà con vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Giảm nghèo thông tin là một chủ trương lớn, cấu phần quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững được các địa phương, Bộ ngành nỗ lực thực hiện.
Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 19/10, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho các xã nghèo, huyện nghèo".
Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thực hiện chương trình giảm nghèo thông tin, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm "Nâng cao hiệu qủa cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"
Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch.
Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Đường bộ và hàng không là hai loại hình giao thông trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư nhằm giúp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển.
Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thiếu hạ tầng giao thông được xác định là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Chính sách khuyến công với độ mở lớn đã và đang hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi giảm nghèo một cách hiệu quả.
Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Thanh Hóa đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm 1,5% trở lên, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc.
Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Là khu vực tập trung nhiều sản phẩm đặc sản chất lượng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động