Thừa Thiên Huế: Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Chủ nhật, 10/09/2023 - 08:44
Ngày 10/9, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Thừa Thiên Huế cho biết, Sở cùng với Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện A Lưới tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững năm 2023.
![]() |
Ngày hội việc làm thu hút đông đảo người dân huyện A Lưới tham gia |
Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững năm 2023 tổ chức tại huyện miền núi A Lưới đã thu hút đông đảo người lao động, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên nói chung và bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nói riêng. Ngày hội đã thu hút 16 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, với nhu cầu tuyển dụng 4.117 vị trí việc làm; trong đó, việc làm trong nước là 2.147 vị trí; việc làm ngoài nước 1.775 vị trí. Các ngành nghề tuyển dụng cũng rất đa dạng, phù hợp với trình độ lao động khác nhau, như may công nghiệp, chế biến món ăn, y học cổ truyền, kinh doanh, kế toán, kỹ sư, cơ khí, điện lạnh, điện tử…
Theo Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Thừa Thiên Huế, đây là dịp để doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ, tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn sơ tuyển và tuyển dụng chính thức người lao động có nhu cầu tìm việc làm. Đặc biệt là người lao động thất nghiệp, lao động nhàn rỗi chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, chưa ổn định có nhu cầu tìm việc, tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới.
![]() |
Đăng ký vị trí ứng tuyển tại Ngày hội việc làm huyện A Lưới năm 2023 |
Ông Hồ Văn Ngưm - Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết, đây là lần đầu huyện A Lưới tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững với quy mô toàn huyện. Thời gian qua, huyện A Lưới cũng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động có thêm cơ hội, chủ động tham gia thị trường lao động, lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Số lao động đi làm việc tại các công ty trong và ngoài nước tăng hàng năm, đặc biệt việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng được thế hệ trẻ quan tâm. Năm 2022, toàn huyện chỉ có 16 lao động nước ngoài.
“Việc tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những giải pháp hữu hiệu đảm bảo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thực hiện thành công kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm năm 2023 và những năm tiếp theo trên địa bàn A Lưới”, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm nhấn mạnh.
Huyện A Lưới hiện đang là một trong 74 huyện nghèo của cả nước, tuy nhiên được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, ban ngành; thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.. huyện A Lưới phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 26,12% và thoát ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.
Tin mới nhất

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi

Mở rộng hơn nữa đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn chính sách tín dụng
Tin cùng chuyên mục

Ngày 8/11, Tọa đàm Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Bài 2: Tăng cường truyền thông giảm nghèo - cách nào hiệu quả?

Bài 1: Nỗ lực từ chủ trương lớn

Ngày 19/10: Tọa đàm Hỗ trợ tiếp cận thông tin sản xuất, kết nối thị trường nông sản cho vùng khó khăn

Ngày 18/10: Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường cho đồng bào nghèo vùng khó khăn"

Thanh Hóa: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo bền vững

Hành trình 21 năm gieo niềm tin và khát vọng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách

Bài 2: Ưu tiên phát triển đường bộ và hàng không

Bài 1: Trở lực từ thiếu hạ tầng giao thông

Thừa Thiên Huế: Thực hiện chính sách đặc thù trong giảm nghèo bền vững

Chính sách khuyến công: Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi giảm nghèo

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi, vùng đồng bào dân tộc
