Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước
Kinh tế nông thôn và miền núi Chủ nhật, 30/07/2023 - 10:48
Triển khai quyết liệt, huy động mọi nguồn lực
UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2022, công tác giảm nghèo bước đầu đạt những kết quả rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,78%, tương ứng 1.623 hộ, vượt 193 hộ so với kế hoạch đề ra; số hộ nghèo toàn huyện còn lại 5.399 hộ, chiếm 38,2%; số hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70%. Trong đó, 240 hộ nghèo, 192 hộ cận nghèo không có khả năng lao động; 527 có công cách mạng.
![]() |
Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát thực địa tại huyện A Lưới về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia |
Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo. Với quan điểm “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”. Trên cơ sở Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh, huyện về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo cho các xã, thị trấn giai đoạn 2022 – 2025.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, thời gian qua, công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện triển khai thực hiện quyết liệt. Công tác lãnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.
Thời gian tới, huyện A Lưới tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025. “Quá trình triển khai cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế là “Ai sợ khó, sợ không làm được thì đứng ra một bên để giao người khác; ai không làm được thì thay người”. Phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia, phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 12,01%”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.
![]() |
Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng dịch vụ - du lịch, xây dựng điểm đến, hiện nhiều du khách đã tìm đến A Lưới |
Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi). Tích cực triển khai có hiệu quả việc xoá nhà tạm và tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân, nhất là các hộ nghèo về ý thức tự vươn lên thoát nghèo không trông chờ ỷ lại từ nhà nước; phát động thường xuyên phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”…
Đưa A Lưới ra khỏi huyện nghèo quốc gia
Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian tới các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh, nhất là phải đưa được huyện A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia. Hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần vào tiêu chí đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới cần quyết tâm trong việc triển khai thực hiện về hạ tầng kinh tế kỹ thuật; lao động việc làm; xóa nhà tạm.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ngoài vận động ngoại lực, thực hiện các chính sách liên quan và huy động nội lực, địa phương cần chú trọng các biện pháp tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân. Để người nghèo hiểu được họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng lợi từ chương trình giảm nghèo, từ đó chủ động, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.
![]() |
A Lưới phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước |
Tại buổi làm việc UBND huyện A Lưới mới đây, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu, thời gian tới huyện A Lưới cần tập trung mọi nguồn lực, xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để thực hiện; phấn đấu đưa A Lưới ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước, góp phần đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
“Huyện A Lưới huy động nguồn lực của toàn xã hội chăm lo cho công tác giảm nghèo bền vững. Chú trọng đến tạo việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2023. Có phương án, kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Quan tâm đến các thiết chế, các mô hình trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu... Bên cạnh đó, A Lưới tuyệt đối không tăng thêm số hộ nghèo; giảm dần số hộ cận nghèo. Nếu hộ nghèo tăng, phát sinh thêm hộ cận nghèo là thất bại trong chủ trương thực hiện giảm nghèo bền vững”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu.
Với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, A Lưới sẽ giảm nghèo bền vững; góp phần vào mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương
Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia
